Đời sống

Từ chối lời cầu hôn của bạn trai giàu có, cô gái đưa ra lý do đánh trúng tâm lý nhiều phụ nữ độc thân

Chúng ta đều mong muốn bản thân được hạnh phúc nhưng tại sao chẳng mấy ai coi hạnh phúc là một dạng thành tựu.

Khoảng trời mới của hậu hôn nhân / Bà hàng xóm bỗng dưng sang cho 200 triệu, vợ chồng tôi sửng sốt khi biết nguyên do

Dù là đứa con gái 18 tuổi chưa trải sự đời hay một người phụ nữ gần 3 chục tuổi đầu, Lan vẫn chưa bao giờ mường tượng ra viễn cảnh mình sẽ là một người vợ, một người mẹ.

Những tổn thương không thể gọi thành tên

1 năm trước, vào năm 27 tuổi, Lan từ chối lời cầu hôn của người đàn ông hơn cô 11 tuổi - người đàn ông gắn bó với Lan 5 năm trời và giàu có, thành đạt. Lý do kể ra, mọi người đều bảo Lan là người sống quá cảm tính: Hai người chia tay vì anh muốn có con còn Lan thì chưa sẵn sàng đón nhận thiên chức làm mẹ.

Tranh minh họa
Tranh minh họa.

Những năm 18 đôi mươi, Lan sống bầm dập trong những cơn trầm cảm kéo dài mà chẳng hề biết sức khỏe tinh thần của bản thân trong trạng thái "báo động đỏ". Chỉ đến khi cảm giác bế tắc biến thành những hành động tự hại, Lan mới biết mình thực sự không ổn và đi khám.

21 tuổi, lần đầu tiên Lan nghe tới khái niệm "inner child - đứa trẻ bên trong". Hiểu nôm na, đây là cách nói ẩn dụ cho một phần tâm trí trong mỗi người. Đứa trẻ bên trong là nơi lưu giữ ký ức, trải nghiệm và cảm xúc từ lúc thơ ấu cho tới khi dậy thì, là nền móng định hình nhân cách, suy nghĩ và quan điểm sống của một người khi trưởng thành.

Tiếc thay, đứa trẻ bên trong Lan vẫn chưa chịu lớn cùng tốc độ với thân xác cô.

Một người phụ nữ 27 tuổi, vẫn thi thoảng khóc rưng rức giữa đêm chẳng vì lý do gì cụ thể, vẫn có những ngày "không yêu đời cho lắm" chẳng rõ vì sao, vẫn phải tìm tới sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý để giải quyết cơn lo âu trồi lên không cách nào kiểm soát, làm sao có đủ tự tin để làm mẹ được đây?

Lan không dám đánh cược cuộc đời của một sinh linh vào 4 chữ "bản năng làm mẹ". Cô cũng không dám chắc mình sẽ trở thành một bà mẹ như thế nào nếu chẳng may cơn lo âu ập đến mà bên cạnh không có ai, ngoài một đứa trẻ đang khóc ngằn ngặt? Bản năng làm mẹ là một điều gì đó mơ hồ, tiềm tàng nhiều rủi ro quá, chí ít là với những người vốn chưa bao giờ thực sự kiểm soát được cảm xúc lẫn hành vi như Lan.

 

Có hay không một ranh giới giữa "sống trách nhiệm" và "sống ích kỷ"?

"Gần 3 chục tuổi đầu rồi, công to việc lớn gì mà không chịu cưới, không chịu đẻ?" - Mẹ đã hét vào mặt Lan như thế, sau khi cô thông báo đã chia tay với bạn trai vì... anh ấy cứ nằng nặc muốn cưới và muốn có con, còn cô thì không.

28 tuổi, Lan có một công việc với mức thu nhập đủ để tự nuôi thân hàng tháng mà không cần phải ăn bám phụ huynh. Đây có được coi là một thành tựu ở tuổi 28 không? Lan nghĩ là không.

Tự ngắm nghía cuộc đời mình ở thì hiện tại, Lan nhận ra đúng là mình không có thành tựu gì ngoài việc đã vượt qua được một quãng thời gian hơi... chán sống.

Ban ngày Lan đi làm, tối về đi tập gym. Nếu không, Lan cũng chỉ ở nhà, xem phim hoặc chơi đùa với chú cún cưng. Lan tận hưởng cuộc sống hiện tại với cảm giác vui vẻ, đủ đầy.

Tranh minh họa
Tranh minh họa.

Chẳng có một sự kiện nào choán lấy quỹ thời gian của Lan nhiều đến mức cô không thể là một người phụ nữ dồn toàn tâm, toàn sức cho gia đình. Không khởi nghiệp, không đầu tư kinh doanh cũng chẳng mê kiếm tiền hay có những mục tiêu to lớn trong sự nghiệp lẫn cuộc sống, Lan chỉ là một cô gái ở mức "làng nhàng" nếu so với bạn bè cùng trang lứa.

 

Cũng bởi thực tế này mà Lan chỉ có thể ngồi im nghe mẹ mắng mỏ vì không chịu lấy chồng, sinh con. Cô không cãi lại, cũng không vùng vằng chống đối bằng việc dẫn đại một người bạn trai về để làm phụ huynh yên tâm.

Lan tin rằng mình vẫn đang sống có trách nhiệm ngay cả khi tất cả mọi người đều cho rằng cô là đứa lông bông, ích kỷ. Kết hôn chỉ vì bị giục giã, hay sinh con khi bản thân chưa thực sự sẵn sàng liệu có phải là lựa chọn của một người có trách nhiệm hay không, khi chính họ còn chưa tự tin đón nhận tất cả những điều đó?

Mẹ có thể vẫn sẽ nhìn Lan với ánh mắt dành cho "quả bom nổ chậm" trong gia đình. Hàng xóm có thể vẫn thi thoảng nói ra nói vào "nhà này có đứa con gái lớn tướng ra, gần 3 chục tuổi đầu mà vẫn lông bông lắm",...

Nghe thì cũng chạnh lòng đấy, nhưng Lan thấy cũng chẳng sao vì cô hiểu rằng mỗi người đều có những cách khác nhau để định nghĩa cụm từ "sống trách nhiệm".

Với Lan, đó không là gì khác ngoài việc bản thân có thể sống ổn, sống vui. Chẳng tội gì phải ép bản thân kết hôn và có con chỉ vì mình đã sắp 30 tuổi, sắp hết tuổi đẹp để thụ thai. So với những nỗi sợ ấy, Lan sợ việc mình sẽ trở thành một người vợ không thể vun vén cho gia đình, không thể chăm sóc tốt cho con cái vì tinh thần không ổn định.

 

Suy cho cùng, người ta sợ những điều khác nhau nên thành ra quyết định khác nhau thôi. Chẳng có gì là đúng hoặc sai, phải không?

- Video: Cụ bà dẫn cá trê đi dạo trên đường phố. Nguồn: Người lao động/Newsflare.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm