Từ Hy Thái hậu lão hóa "ngược", 70 tuổi vẫn trẻ khỏe như phụ nữ 30: Tất cả nhờ 4 món ăn quen thuộc
Làm đẹp đơn giản chỉ bằng cách dùng túi lọc trà / 4 cách làm đẹp da bằng lá tía tô
Mật ong
Mật ong là thực phẩm quen thuộc, hầu như nhà nào cũng có. Mật ong có tác dụng dưỡng trung, dưỡng ẩm, giảm đau, giải độc, chữa tỳ vị hư yếu, bụng co thắt, đau cấp tính; bổ phổi khí, dưỡng phổi, giảm ho. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm ẩm ruột và nhuận tràng, chữa khô ruột và táo bón.
Nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy, mạt ong chứa monosaccharide glucose và fructose. Hai chất này có thể được cơ thể hấp thu trực tiếp, không cần enzyme phân hủy nên người có chức năng tiêu hóa kém cũng có thể dễ dàng hấp thu.
Không những thế, mật ong còn chứa nhiều loại protein, enzyme, vitamin nhóm B, vitamin C, H, K... có tác dụng điều chỉnh sự cân bằng axit và bazơ trong cơ thể.
Sử sách ghi lại rằng, Từ Hy Thái hậuthường dùng thuốc mỡ hoa cúc (có thành phần chính là mật ong và hoa cúc). Sách Thần Nông bản thảo kinh (một quyển sách cổ về thuốc và nông nghiệp Trung Quốc xưa) có ghi rằng tác dụng của mật ong là "tiêu trừ mọi bệnh" và "uống lâu cũng sẽ không bị ảnh hưởng".
Trong quá trình sử dụng và bảo quản mật ong, bạn cần lưu ý một điều: Mật ong rất dễ kết tinh (còn gọi là lắng đường). Tuy nhiên, chất lượng của mật ong kết tinh không hề thay đổi. Bạn chỉ cần ngâm chai/lọ mật ong với nước ấm dưới 50 độ C là phần kết tinh sẽ từ từ tan ra, mật ong sẽ trở lại trạng thái ban đầu. Không dùng nước quá nóng để ngâm mật ong vì các enzyme và vitamin sẽ bị nhiệt độ cao phá hủy, làm mất hoạt tính.
Quả óc chó
Theo Đông y, quả óc chó có tính ấm, vị ngọt, tác dụng thông kinh lạc ở thận, phổi, ruột già và có chức năng dưỡng thận, cưỡng tình, làm ẩm phổi, giảm hen suyễn, thông ruột.
Thần Nông bản thảo kinh có ghi, nhân quả óc cho là loại thượng hạng, có thể dùng lâu dài, mang lại tác dụng bổ dưỡng khí, giúp kéo dài tuổi thọ.
Ngoài ra, trong quyển "Bản thảo cương mục" (sách về công dụng trong đông y của các loại thảo dược, dược liệu), danh y Lý Thời Trân có ghi, nhân hạt óc chó "bổ khí, nuôi dưỡng máu, dưỡng ẩm và giải đờm, làm ấm phổi và ruột, điều trị cảm lạnh, hen suyễn, ho, đau thắt lưng và chân, đau bụng, kiết lỵ ra máu".
Các nghiên cứu của khoa học hiện đại chỉ ra rằng trộn hạt óc chó và hạt vừng đen để ăn có thể làm tăng tiết chất nhờn, giúp cải thiện độ đàn hồi của da, giúp làn da luôn mịn màng và làm giảm tốc độ của quá trình lão hóa.
Ngoài ra, nhân hạt óc chó chứa nhiều protein và các axit béo không bão hòa cần thiết cho cơ thể con người. Đây là những chất có vai trò quan trọng giúp nuôi dưỡng tế bào não.
Thực nghiệm còn cho thấy, quả óc có là thực phẩm giúp giảm hấp thu cholesterol ở ruột, làm tan cholesterol và các tạp chất trong thành mạch máu, làm sạch máu từ đó giúp phòngngừa tình trạng xơ cứng động mạch và giảm cholesterol. Đây là thực phẩm có tác dụng tốt đối với người mắc bệnh tim mạch và tăng mỡ máu.
Trở lại chuyện của Từ Hy Thái hậu, sử sách có ghi chếp, trong phòng trà, phòng ngủ, phòng làm việc của bà luôn có những quả óc chó ngon nhất để thưởng thức bất cứu lúc nào. Tương truyền, Từ Hy Thái hậu lúc ngoài 70 tuổi mà tóc vẫn đen nhanh, mặt thanh thoát, mắt sáng, thân thể khỏe mạnh.
Hạt thông
Theo Đông y, nhân hạt thông tính ấm, vị ngọt, có tác dụng thông kinh lạc, nhuận ruột, nhuận phổi, giảm ho. Tác phẩm "Hải dược thảo" của Lý Tấn có ghi chép rằng, hạt thông "trấn được mọi phong hàn, làm ấm ruột và dạ dày, kéo dài tuổi thọ". Hạt thông vừa là món ăn, vừa có tác dụng trị liệu. Thậm chí nó còn được gọi là "quả trường sinh".
Nghiên cứu của khoa học hiện đại chứng minh rằng hạt thông chứa nhiều protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt và nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Đặc biệt, phốt pho và mangan có trong hạt thông giúp bổ não, tốt cho người lao động trí óc và phòng chống bệnh Alzheimer.
Từ Hy Thái hậu thường ăn các món bánh làm từ hạt thông và những thành phần khác. Hạt thông có tác dụng giữ ẩm và làm chậm quá trình lão hóa da.
Bánh ngọt 8 vị
Sách cổ có ghi, từ khi 40 tuổi, Từ Hy Thái hậu đã xuất hiện các triệu chứng mãn kinh, mất ngủ, khó tiêu. Do đó, bà rất quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe, tìm kiếm những phương thuốc và thực phẩm giúp giảm tốc độ lão hóa. Ngô Minh Châu, Chủ tịch Hiệp hội Y học thẩm mỹ Meridian Trung Hoa cho rằng trong 6 nămcủa triều đại nhà Thanh, Từ Hy Thái hậu đã nghiện những món ăn ngọt và nhiều dầu mỡ. Sau đó, bà đổ bệnh với những biểu hiện như ăn không ngon, tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Khi đó, ngự y Lý Đức Sinh đã đến thăm khám và cho rằng lá lạch, dạ dày của Thái hậu suy yếu. Ông đã kê đơn cho bà với 8 nguyên liệu vừa là thức ăn vừa là thuốc.
8 vị thuốc được ngự y kê gồm: phục linh, khiếm thực, hạt sen, ý dĩ, sơn dược, đậubiển, mạch nha, tinh bột củ sen, mỗi loại 2 lượng. Tất cả các nguyên liệu nghiền mịn, trộn lẫn với nhau rồi thêm 7 lượng đường và hòa với nước để làm thành bánh. Từ Hy Thái hậu sử dụng món bánh này mỗi ngày. Kể từ đó, các triệu chứng khó tiêu biến mất. Bà cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Bánh ngọt 8 vị là một trong những loại bánh mà bà thích ăn nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết