Tủ lạnh còn chứa 3 món ăn này thì nên vứt bỏ sớm, ăn nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp
Ung thư gan: 4 nguyên nhân phổ biến không phải ai cũng biết / Dễ mắc ung thư và vô sinh bởi thói quen tưởng 'vô thưởng vô phạt' này
Dưa muối
Dưa muối có vị chua khá đưa cơm. Đây là món ăn kèm được nhiều người Việt Nam yêu thích. Để dưa lâu chua, nhiều người có thói quen bảo quản dưa trong tủ lạnh.
Bạn nên biết rằng dưa muối không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chức năng tuyến giáp. Vì khi muối dưa chúng ta thường cho vào rất nhiều muối. Khi ăn nhiều dưa muối, cơ thể cũng nạp nhiều I-ốt hơn. Quá nhiều I-ốt sẽ làm tăng hormone tuyến giáp và có thể gây ra các bệnh phổ biến như cường giáp, viêm tuyến giáp,… làm gia tăng nguy cơ ung thư ở bộ phận này.
Hải sản để qua đêm
Hải sản có chứa nhiều khoáng chất như kẽm, I-ốt, omega-3 tốt cho bệnh nhân tuyến giáp. Tuy nhiên, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn tối đa 2 lần hải sản. Ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng I-ốt trong cơ thể, gây rối loạn hormone tuyến giáp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nếu để hải sản qua đêm thì còn nguy hiểm hơn. Lúc này chúng đã bị mất chất, hàm lượng protein bị biến chất, ăn vào sẽ làm tổn thương gan, thận và cả tuyến giáp.
Thịt chế biến sẵn
Các loại thịt chế biến sẵn như thịt hộp, xúc xích,… ăn thì ngon miệng nhưng tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.
Nguyên nhân là bởi thịt chế biến sẵn thường có thêm nhiều phụ gia để tạo vị và có thể bảo quản lâu hơn, ví dụ như hợp nhất N-nitroso và hydrocarbon thơm đa vòng, gây tổn thương ADN và phát triển ung thư.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO cũng cho biết: Nếu mỗi người tiêu thụ 50g thịt chế biến sẵn hàng ngày (tương đương với khoảng 4 miếng thịt xông khói hoặc 1 chiếc xúc xích) thì nguy cơ ung thư đại trực tràng sẽ tăng lên khoảng 18%.
Ngoài các món ăn trên thì ăn nhiều tinh bột và thức ăn có đường cũng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư tuyến giáp. Một nghiên cứu tại Ý trên 399 trường hợp ung thư tuyến giáp và 616 trường hợp kiểm soát cho thấy thực phẩm có tinh bột và đường khiến hàm lượng đường huyết cao. Chỉ số và tải lượng đường huyết có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp.
Để giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này bạn nên ăn nhiều rau, các sản phẩm từ sữa, hải sản và hấp thụ một lượng vừa phải Genistein – một dạng flavonoid có cấu tạo phân tử gần giống với estrogen, có nhiều trong đậu nành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần