Đời sống

Tục ngữ nông thôn Trung Quốc có câu: 'Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang' nghĩa là gì?

Nông thôn hiện nay vẫn còn lưu truyền rất nhiều những câu tục ngữ xa xưa kinh điển. Trong những câu tục ngữ ấy có một câu rất có lý, thậm chí còn chứa đựng một triết lý sống nhất định, tuy nghe có vẻ hơi thô nhưng lại rất hợp lý.

Lên chăm chị dâu ở cữ mà tôi chỉ muốn anh trai bỏ chị ngay lập tức, đặc biệt khi chứng kiến cảnh chị mặc kệ để con khóc lặng (Phần cuối) / Trước khi qua đời, chị dâu gọi tôi đến giao cho một số tiền lớn và nhắc nhở đừng bao giờ để anh trai tôi biết

Có một số những câu tục ngữ đặt vào xã hội hiện đại ngày nay không chỉ có lý mà thậm chí còn hơi có thiên hướng mê tín. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay ngày càng ít khi nghe thấy những câu tục ngữ như thế này, rất nhiều người trẻ bây giờ còn chưa từng nghe đến. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một câu tục ngữ cổ, xem xem bên trong nó hàm chứa những ý nghĩa gì.

Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang

Ở nông thôn Trung Quốc, họ rất chú trọng trong việc tổ chức tang lễ, người mất là lớn nhất, thế nên họ cực kỳ coi trọng việc này. Trước kia, nếu gia đình nào có người mất, khi tổ chức tang lễ mà trời lại mưa thì sẽ nghe thấy người già nói: “Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang”. Nếu ngày nay mọi người nghe thấy câu nói đó thì sẽ không hiểu nó có nghĩa là gì. Vậy rốt cuộc tại sao người xưa lại nói như vậy?

“Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ” có nghĩa là khi đưa tang, nếu như gặp phải trời mưa, nước mưa rơi xuống quan tài. Theo người nông thôn thì đây là một hiện tượng không lành, họ cho rằng khi đưa tang gặp trời mưa thì quan tài sẽ bị nước mưa làm ướt hết, vậy thì cuộc sống sau này của người nhà họ sẽ gặp xui xẻo, ngày càng nghèo khó hơn.

5d3b86f4d0eb45ae8ddddae39fc6e7c6-ngoisaovn-w640-h373 2

Ảnh minh họa.

"Mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang" ý chỉ sau khi mai táng xong trời mới đổ mưa, nước mưa rơi trên mộ, giống như là đã làm cảm động cả ông trời, ông trời sẽ phù hộ cho con cháu của người đã mất được đại cát đại lợi. Thế nên người nông thôn mới cho rằng như vậy thì đời đời kiếp kiếp sau này của con cháu họ sẽ được giàu sang phú quý.

Câu nói này thực ra không hề có căn cứ khoa học nào. Vì nếu trong nhà có người mất, ngày mai táng đều đã được định sẵn, nếu như gặp phải trời mưa cũng chẳng có cách nào, thế nên lập luận này cũng chỉ là tác dụng tâm lý mà thôi. Nếu như khi đi đưa tang gặp phải trời mưa, sau khi mai táng cũng mưa, vậy thì rốt cuộc là sẽ giàu hay sẽ nghèo?

Thân mặc áo hiếu, không tới nhà người

Câu này có nghĩa là trong thời gian chịu tang người thân thì không được tới nhà người khác. Người xưa nói: “Thập xứ hương phong cửu bất đồng”, “thân mặc áo hiếu” ở đây có nghĩa là trong thời gian chịu tang, mỗi vùng miền có một phong tục tập quán khác nhau, có nơi là 3 ngày, có nơi là 7 ngày. Có nơi còn có tập tục trong vòng 3 năm sau khi có người mất, vào dịp Tết không được dán câu đối đỏ, hoặc những câu đối được dán với màu sắc khác, có nơi là màu trắng, hoặc màu xanh lục.

7c6139c864534e109b3d1ad632882520-ngoisaovn-w639-h366 1

Những câu tục ngữ này tuy đều không có căn cứ khoa học nhưng đều thuộc về tập tục dân gian, có người lại rất coi trọng những điều này, có người lại chẳng chú trọng gì. Thế nên khi bạn là một người lạ tới một vùng đất mới thì tốt nhất nên tìm hiểu phong tục tập quán ở nơi đó, có gì cần phải kiêng kỵ, nếu không thì sẽ xảy ra nhiều mâu thuẫn mà mình cũng không hay.

 

Có một người bạn, anh ấy từ nhỏ đã theo bố mẹ sống ở tỉnh ngoài, sau khi bố mẹ anh ấy qua đời thì vẫn theo tục lệ lá rụng về cội, thế nên đã mang tro cốt của họ về quê hương. Vì từ nhỏ đã định cư ở xa, cũng không hiểu tập tục địa phương, thế nên nhân dịp về quê, sau khi kết thúc tang lễ anh ấy đã mua một chút quà để đến thăm họ hàng.Đầu tiên là tới thăm nhà bác trưởng, sau đó là tới nhà bác hai, nhưng nhà bác hai rõ ràng là có người ở nhà nhưng lại không chịu mở cửa.

Sau khi được họ hàng nhắc nhở anh mới biết hóa ra còn có tập tục này, cảm thấy ngượng ngùng vô cùng. Nhưng trong lòng anh cũng nghĩ tại sao bác hai lại có thể như thế được, cho dù là có tập tục ấy đi chăng nữa thì ít nhất cũng không đến nỗi không cho người ta vào cửa chứ.

eecc22b37d454f4ea26334ba00f9154d-ngoisaovn-w723-h447 0

Theo bác hai thì người trẻ bây giờ chẳng biết phép tắc gì cả, chuyện này đã khiến cả hai bên có mâu thuẫn, dần dần xa cách. Vốn là một người từ nhỏ đã sống ở xa, nay có chuyện đó lại càng qua lại với nhau. Thực ra điều này là do không may gặp phải ông bác hai lại quá chú trọng những phong tục cổ, nếu như anh ấy tìm hiểu phong tục trước thì hoàn toàn có thể tránh được những mâu thuẫn không đáng có này, mọi người vẫn có thể vui vẻ sum vầy, tụ họp với nhau.

Tìm hiểu xong 2 câu tục ngữ cổ của Trung Quốc này, mọi người có nhớ tới những câu tục ngữ hay phong tục tập quán độc đáo tương tự ở quê hương của mình không?

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm