Đời sống

Tưởng bật điều hoà 16 độ C là hay, thực ra chẳng mát hơn mà tiền điện tốn gấp vài lần

Điều hoà trên thực tế là 1 thiết bị khá thông minh, nó không hoạt động 1 cách manual bằng remote và do con người điều khiển hoàn toàn.

Biệt thự phố cổ Hà Nội của đại gia thời trang Chương Tailor: Xây bể cá Koi 5 tỷ ở ban công, dành nguyên tầng điều hòa nuôi chim đột biến / Chồng keo kiệt nhất quyết không cho bật điều hòa vì tiếc tiền điện, ngay hôm sau anh vã mồ hôi do phải ngủ vật vờ ở ghế sofa

Hà Nội đang ở những ngày nóng đỉnh điểm, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 41 độ C. Ai ai cũng mong muốn nằm im trong phòng điều hoà với nhiệt độ lạnh nhất có thể.

Rất nhiều người có thói quen sử dụng điều hoà vào những ngày quá nóng đó là giảm nhiệt độ trên remote xuống mức thấp nhất có thể với hy vọng nhiệt độ trong phòng có thể đạt tới mức ghi trong điều khiển (16 độ C).

Và cuối tháng hàng tá người lên Facebook kêu gào là tiền điện tháng này nhà mình tăng gấp 3 gấp 4 lần mà chả biết vì sao??? Vậy thì dưới đây chính là nguyên nhân.

Tưởng bật điều hoà 16 độ C là hay, thực ra chẳng mát hơn mà tiền điện tốn gấp vài lần - Ảnh 1.

Phòng mát được hay không không phải do remote quyết định

Để biết 1 phòng có thể mát tới đâu là "kịch khung" chúng ta cần tham khảo vài yếu tố cơ bản như diện tích phòng, công suất làm lạnh của điều hoà và các điều kiện bảo ôn của phòng như độ dày tường, có trang bị các tấm chống nóng hay phản quang bên ngoài nhà hay không, số mặt phòng giáp với nắng v.v...

Một phòng có diện tích 20 mét vuông, sử dụng điều hoà 9000 BTU, cửa sổ hướng Tây và 3 mặt giáp nắng thường xuyên thì bạn đừng bao giờ mong có thể hạ nhiệt độ trong phòng xuống tới 35 độ trong những ngày nóng 41 độ như hôm nay.

Tại sao chỉnh nhiệt điều hoà trên Remote thấp rất tốn điện

Điều hoà trên thực tế là 1 thiết bị khá thông minh, nó không hoạt động 1 cách manual bằng remote và do con người điều khiển hoàn toàn. Trên điều hoà luôn có sẵn những cảm biến nhiệt độ ẩn.

Tưởng bật điều hoà 16 độ C là hay, thực ra chẳng mát hơn mà tiền điện tốn gấp vài lần - Ảnh 2.

Cảm biến nhiệt độ đặt ngoài cục nóng (đo nhiệt độ ngoài trời)

Cách hoạt động của điều hoà đó là sẽ tăng công suất làm lạnh lên tối đa trong giai đoạn đầu để cố gắng đưa nhiệt độ đo được trong phòng về mức đã chỉnh trên remote. Khi nhiệt độ trong phòng đã bằng nhiệt độ chỉnh trên remote, điều hoà sẽ tự giảm công suất xuống tối thiểu hoặc ngừng hẳn khả năng làm lạnh chờ đến khi nhiệt độ phòng bị cao hơn mới bật lại. Những lúc nghỉ như vậy, điều hoà tiêu tốn rất ít năng lượng, chủ yếu để duy trì quạt gió.

Tưởng bật điều hoà 16 độ C là hay, thực ra chẳng mát hơn mà tiền điện tốn gấp vài lần - Ảnh 3.

Cảm biến nhiệt độ phòng trong mặt lạnh.

Đó cũng chính là lý do tại sao khi set nhiệt độ trên remote xuống 16 độ C, trong điều kiện quá nắng nóng, điều hoà không thể kéo nhiệt độ thực trong phòng xuống thấp đến vậy được, nhưng do thuật toán được lập sẵn của điều hoà, nó sẽ chạy max công suất suốt thời gian bạn bật điều hoà mà không được nghỉ 1 giây nào. Vậy nên bật điều hoà càng lâu, hoá đơn tiền điện nhà bạn lại càng dài hơn so với cùng thời gian bật của những ngày trời mát.

Tưởng bật điều hoà 16 độ C là hay, thực ra chẳng mát hơn mà tiền điện tốn gấp vài lần - Ảnh 4.

Để minh hoạ, người viết có mắc thêm 1 công tơ điện thông minh vào điều hoà trong phòng để đo đếp số điện tiêu thụ hàng ngày, thời gian sử dụng hàng ngày gần như giống nhau từ khoảng 9h tối đến 9 giờ sáng. Hãy xem mức tiêu thụ điện khi set remote ở mức 16 độ C trong giai đoạn trời mát và giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm.

Để tiết kiệm hãy set remote ở mức nhiệt độ đủ mát

 

Tưởng bật điều hoà 16 độ C là hay, thực ra chẳng mát hơn mà tiền điện tốn gấp vài lần - Ảnh 5.

Chính vì những lý do kể trên, việc set điều hoà ở mức cơ thể người cảm thấy thoải mái (khoảng 28 - 30 độ C) sẽ khiến cho điều hoà có khả năng được "nghỉ" dài hơn vừa giúp hoá đơn tiền điện cắt giảm tới 1 nửa, vừa giúp điều hoà bền hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm