Tường tận cách vệ sinh ngăn đá tủ lạnh
Đêm tân hôn, vợ cứ chốc lại vào nhà vệ sinh, chồng tò mò thì sốc ngất khi nhìn qua khe hở nhà tắm / Lưu ý khi vệ sinh chén đĩa chị em nội trợ cần lưu ý
Bạn cần vệ sinh ngăn đá tủ lạnh định kỳ. Nguồn ảnh: Internet
Nếu sử dụng loại tủ mới này, bạn sẽ thấy quy trình làm sạch tủ đông đá nhanh hơn khá nhiều. Còn rã đông theo kiểu truyền thống sẽ rất mất thời gian, cần quản lý quy trình thật chặt chẽ, nếu không sẽ phải chịu hậu quả là nước chảy lênh láng khắp sàn bếp.
Các bước vệ sinh ngăn đá tủ lạnh
Bước 1: Lấy hết thực phẩm ra ngoài và ngắt nguồn điện
Để việc vệ sinh được thuận tiện và an toàn, bạn cần ngắt nguồn điện của tủ lạnh, và lấy hết các thực phẩm bên trong ra bảo quản ở nơi khác. Tuyệt đối không vệ sinh khi tủ lạnh chưa được ngắt điện để tránh những sự cố nguy hiểm cho bản thân.
Bước 2: Tháo các khay đựng
Tháo cẩn thận tất cả các khay đựng (có thể tháo rời) ra để vệ sinh riêng. Việc này không những giúp tạo không gian rộng hơn trong lúc vệ sinh, mà còn giúp làm sạch các khay và các góc trong tủ hiệu quả hơn.
Bước 3: Rã đông tuyết trong ngăn đá
Hiện nay trên thị trường có hai loại tủ lạnh là tủ lạnh đóng tuyết và tủ lạnh không đóng tuyết. Đối với tủ lạnh đóng tuyết, bạn cần rã đông rồi mới có thể vệ sinh.
Cách bước rã đông tuyết trong ngăn đá:
Để cửa ngăn đá tủ lạnh mở trong khoảng 20 - 30 phút cho đá tan ra.
Lấy khăn sạch lau khô phần đá bám trong tủ.
Bước 4: Làm sạch ngăn đá
Bạn có thể dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho tủ lạnh hoặc pha 1 ít giấm với nước ấm (tỷ lệ 1 giấm : 3 nước). Xịt dung dịch này vào khắp các góc trong ngăn đá, để vài phút để các vết ố mềm ra rồi dùng khăn hoặc bọt biển lau sạch lại.
Lưu ý: Việc làm sạch sâu ngăn đá tủ lạnh nên được thực hiện khoảng 2 - 3 lần/ tháng để đảm bảo vi khuẩn trong tủ chưa sinh sôi và làm giảm chất lượng thực phẩm.
Bước 5: Lau lại bên trong và mặt ngoài, lắp lại các khay
Dùng khăn lau lại cả bên trong và bên ngoài ngăn tủ thêm lần nữa và làm sạch khay, để khô. Sau đó, bạn cẩn thận lắp lại các khay vào vị trí ban đầu. Đừng quên lau sạch lại tay cầm tủ lạnh, vì đây là vị trí thường tập trung nhiều vi sinh vật bám vào nha bạn!
Bước 6: Đặt thực phẩm trở lại và khởi động tủ
Kiểm tra lại tình trạng các loại thực phẩm trước khi cho lại vào tủ. Chỉ nên giữ lại thực phẩm chất lượng tốt và còn hạn sử dụng để đảm bảo sức khỏe cũng như hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo vi khuẩn, nấm mốc giữa các loại thực phẩm.
Cuối cùng, bật nguồn và khởi động lại tủ như bình thường.
Các nguyên tắc vàng trong việc trữ đông đồ ăn
Để ngăn chặn những nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát trong việc trữ đông đồ ăn, bạn nên biết các nguyên tắc trữ đông đồ ăn đúng ngay từ đầu. Hãy nhớ rằng khi bạn trữ đông thực phẩm, bạn nên lưu ý 5 nguyên tắc sau:
Ngăn ngừa cháy tủ đông.
Ngăn ngừa mất độ ẩm.
Ngăn chặn việc ảm mùi sang các thực phẩm khác.
Sử dụng không gian tủ đông mà bạn có một cách khôn ngoan.
Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi bạn làm đông thực phẩm.
Chìa khóa để thực hiện các mục tiêu này nằm ở việc đóng gói thực phẩm và cách bạn lưu trữ thực phẩm. Dưới đây là các quy tắc vàng để thực hiện nguyên tắc trên:
Để càng ít không khí trong các ngăn chứa của chứa tủ đông càng tốt, bằng cách loại bỏ hết không khí khỏi các túi cấp đông trước khi bạn niêm phong chúng. Bạn nên sử dụng các thùng an toàn trong tủ đông phù hợp với lượng thực phẩm được cấp đông.
Túi cấp đông.
Cần loại bỏ hết không khí trong túi cấp đông trước khi để vào ngăn đá.
Bọc thịt và đồ nướng thật chặt bằng giấy bạc trước khi bạn đặt chúng vào túi cấp đông. Hãy nhớ rằng thịt đông lạnh trong bao bì từ cửa hàng (được bọc bằng lớp nilon và đặt trên khay xốp) không phải là cách lý tưởng để bảo quản tốt trong tủ đông. Tuy nhiên cách đó vẫn chấp nhận được nếu bạn sử dụng chúng trong vòng một tháng.
Để thực phẩm của bạn đóng băng nhanh nhất để có thể để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, hãy sử dụng các hộp đựng thức ăn nhỏ - với dung tích không lớn hơn 4 lít.
Làm lạnh thực phẩm còn nóng của bạn một cách nhanh chóng trước khi trữ đông bằng cách đặt chảo thức ăn nóng vào một hộp lớn chứa đầy đá hoặc nước đá, thường xuyên khuấy để giữ lạnh. Nếu bạn đang làm lạnh nhiều thực phẩm nóng, như một nồi lớn hầm cùng với ớt, hãy chia thành các hộp nhỏ và nông hơn.
Đóng gói hoặc cho vào túi sau đó dán nhãn hoặc chỉ đơn giản là bạn ghi ngày trữ đông vào đó, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn sẽ sử dụng các thực phẩm này trong vòng một hoặc hai tuần.
Đặt các hộp thực phẩm này ở nơi lạnh nhất trong tủ đông của bạn nếu có thể, cho đến khi chúng hoàn toàn đông lạnh.
Làm tan thực phẩm ở nhiệt độ phòng chỉ tốt đối các loại bánh nướng xốp, bánh mì và các loại bánh nướng khác. Đối với các thứ thực phẩm khác, hãy chọn cách rã đông trong ngăn mát tủ lạnh hoặc rã đông bằng lò vi sóng và sử dụng chế độ "tan băng".
Cố gắng sử dụng thực phẩm đông lạnh của bạn trong vòng hai đến ba tháng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện