Đời sống

Uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ?

Uống quá nhiều nước trong một ngày sẽ gây áp lực cho thận, gây loãng các chất điện giải trong máu, lượng natri hạ thấp kéo theo nhiều hệ lụy.

Đối phó với nắng nóng: Đừng chỉ uống nước lọc, hãy uống thêm nước dừa, oresol / Những thời điểm bạn tuyệt đối không nên uống nước lạnh kẻo hại thân

Uống nước nhiều có thể dẫn đến các tình trạng sau:
1. Đi tiểu liên tục
Một người bình thường sẽ đi tiểu từ 6 đến 8 lần mỗi ngày hoặc nhiều nhất là tới 10 lần trong trường hợp uống nhiều nước hoặc có sử dụng rượu và cà phê. Nếu như cả ngày, cứ mỗi 1 đến 2 tiếng bạn lại phải tìm đến nhà vệ sinh, đó là lúc nên cân nhắc tới việc giảm lượng nước tiêu thụ.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

2. Buồn nôn
Thận của chúng ta chỉ có thể bài tiết được lượng nước tối đa từ 800 đến 1000 ml trong 1 giờ. Điều này có nghĩa là tất cả lượng nước vượt quá mức này khi không được bài tiết sẽ giữ nguyên trong cơ thể. Khi cơ thể không thể đưa lượng chất lỏng thừa ra ngoài, các tế bào sẽ sưng lên để chứa các phân tử nước.
Tồi tệ hơn là với các tế bào trên não bộ, do nằm vừa vặn trong hộp sọ, chúng không còn chỗ để có thể sưng lên. Áp lực đè nặng khiến bạn cảm thấy đau đầu, chóng mặt. Trong một số trường hợp khi cơ thể cố đẩy lượng nước thừa ra ngoài, bạn sẽ cảm thấy buồn nôn ngay cả khi không ăn bất cứ loại thực phẩm nào.
3. Nước tiểu có màu nhạt và trong
Nhờ sự kết hợp của sắc tố urochrome và lượng nước bạn tiêu thụ mỗi ngày, nước tiểu thông thường sẽ có màu vàng nhạt đến màu nước chè. Nếu nước tiểu của bạn trong hơn so với màu sắc bình thường, điều đó có nghĩa là bạn đã uống quá nhiều nước hoặc hấp thụ lượng chất lỏng quá nhiều trong một khoảng thời gian nhất định.
Vậy, uống nước bao nhiêu thì đủ?
Các nghiên cứu cho thấy trong điều kiện bình thường, lượng nước cần cho một kg cơ thể là 40 ml. Ví dụ, một người nặng 50 kg uống 2 lít nước mỗi ngày là đủ. Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải áp dụng quá chính xác cho công thức này mà cần ''lắng nghe'' nhu cầu của cơ thể hoặc quan sát nước tiểu, nếu thấy có màu vàng đậm tức là bạn đang bị thiếu nước.
Thời điểm uống nước tốt cơ thể
Uống khi vừa ngủ dậy
Uống trước khi ăn sáng 30 phút là hợp lý nhất, bởi khi vừa ngủ dậy qua một đêm dài cơ thể bạn cần bù đắp nước. Uống một ly nước trước khi ăn sáng còn giúp làm sạch đường ruột, cảm giác đói hơn và ăn sáng ngon hơn.
Uống sau khi vận động nhiều
Bổ sung nước sau khi vận động, đi lại, chơi thể thao hoặc làm việc nhiều giúp bạn giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Uống trước khi ngủ 30 phút
Trước khi đi ngủ nửa tiếng nên uống một ly nước giúp bạn ngủ ngon, ngủ sâu hơn. Thói quen này còn có tác dụng phòng chống nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch máu.
Uống nước đúng cách
Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần làm mất đi các khoáng chất như chì, nitrat, cadimium. Nước đã đun quá 2 ngày nên thay nước mới.
Không uống quá nhiều nước trước khi ngủ. Không uống nhiều nước ngọt có ga, thay vào đó hãy uống nước lọc.
Trong khi ăn không nên uống quá nhiều nước. Sau khi chơi thể thao cũng không nên uống nước ngay hay uống nhiều, ngược lại hãy uống từ từ thành từng ngụm nhỏ sẽ tốt cho tim mạch hơn.
Theo Vũ Ngọc/Khỏe & Đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm