Uống kiểu này nước ép hoa quả có thể thành 'độc dược'
Những bí kíp để có nồi lẩu ngon, an toàn dịp Tết Nguyên đán / Đầu năm qua nhà bạn trai chơi, tôi lặng người vì thứ để ở trong khay mứt Tết, đáng sợ hơn là nụ cười của người mẹ
Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn nên uống nước ép trái cây vào buổi sáng. Tuy nhiên, bạn không nên uống trước bữa ăn, vì acid trong trái cây có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày của bạn, dễ gây viêm loét dạ dày, tá tràng. Thời điểm tốt nhất để bạn sử dụng nước ép trái cây, là sau bữa sáng từ 30 -60 phút.
Nguyên nhân là lúc này thành phần enzyme với tốc độ nhanh nhất, từ đó các dưỡng chất trong nước ép trái cây sẽ được hấp thụ cao nhất giúp cơ thể của bạn sảng khoái hơn. Ngoài ra, khi bạn đã ăn sagns thành phần acid trong trái cây không làm ảnh hưởng tới dạ dày của bạn giúp cho cơ thể của bạn luôn mạnh khỏe, tỉnh táo để bắt đầu một ngày mới.
Uống trong vòng 2 giờ sau khi ép
Nước ép trái cây rất tốt cho sức khỏe của bạn, bởi nước ép trái cây tươi, tốt nhất bạn nên uống trong vòng 2 giờ sau khi ép. Nếu bạn để nước ép quá lâu mới uống sẽ khiến cho nước ép dễ bị lên men biển đổi dưỡng chất trong đó không tốt cho sức khỏe của bạn.
Ngoài ra, nước ép để lâu thì không giữ được hương vị thơm ngon như bạn đầu. Chính vì vậy, bạn không nên để nước ép ngoài không khí lâu, nếu không uống liền hãy bảo quản chúng trong tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp. Nhưng phương pháp tốt nhất bạn chỉ nên ép với lượng vừa đủ và sử dụng ngay sau khi ép nhé.
Uống trước hoặc sau buổi tập
Một trong những khung giờ bạn nên uống nước tốt cho sức khỏe bạn có thể uống trước hoặc sau buổi tập để bổ sung nước giúp cho quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng thoải mái hơn.
Ngoài những thời điểm trên, bạn cần chú ý hạn chế dùng nước ép trái cây với các món ăn khó tiêu, dễ làm tăng gánh nặng cho dạ dày của bạn, dễ gây đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa… Tuy nhiên, bạn không nên uống những loại nước ép có độ ngọt cao sẽ khiến cho quá trình luyện tập của bạn không đạt được hiệu quả như móng muốn.
Không uống vào sáng sớm hay khi đói bụng
Không được uống nước ép trái cây vào buổi sáng sớm hay khi đói bụng, vì khi đó các chất axit có trong nước ép sẽ gây tổn hại dạ dày. Thời điểm để uống nước ép trái cây tôt nhất là giữa 2 bữa ăn hoặc sau khi vận động hoặc khi mệt mỏi mà cơ thể cần bổ sung thể lực nhanh chóng.
Không pha nước ép trái cây với sữa
Khi pha sữa với nước ép trái cây, protein có trong sữa sẽ phản ứng axit tartaric trong nước ép, gây trở ngại cho quá trình hấp thụ của cơ thể và còn có thể gây đau bụng với những ai có dạ dày yếu.
Không uống thuốc với nước ép trái cây
Nhiều loại nước ép trái cây sẽ gây hại nếu uống chung với thuốc. Nước ép bưởi có chất làm giảm nồng độ một loại enzyme trong thành ruột non, khiến sự hấp thu thuốc vào cơ thể bị thay đổi.
Nếu uống thuốc mà ăn thêm bưởi thì có nguy cơ thuốc xâm nhập nhiều vào máu, tạo ra hiện tượng quá liều và những hiệu quả không mong muốn. Nước cam, nước táo có thể làm giảm sự hấp thu của một loại thuốc, làm chất sinh học ở ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không hoạt động được.
Không hâm nóng nước ép trái cây
Vitamin C trong trái cây rất dễ bị biến chất hoặc bay hơi khi gặp nhiệt độ cao, do đó việc hâm nóng nước hoa quả sẽ làm triệt tiêu loại vitamin có trong hầu hết các loại trái cây này.
Hạn chế thêm nhiều đường vào nước ép trái cây tươi
Một thói quen nữa nên từ bỏ là thêm nhiều đường vào nước ép trái cây tươi cho ngọt. Trong các loại trái cây đều có chứa một hàm lượng đường nhất định tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều người vẫn có thói quen bỏ thêm đường vào ly nước ép để tăng thêm vị ngọt. Tuy nhiên, chúng ta nên hạn chế việc làm này, vì nếu cơ thể tiếp nhận quá nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu bạn tiêu thụ nước trái cây ngọt mà còn bỏ thêm đường thì bạn đang làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 vì chúng ít chất xơ mà còn chứa nhiều đường.
Không uống quá nhiều nước trái cây một ngày
Ngoài ra, uống nhiều nước ép trái cây cũng sẽ khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trẻ em sử dụng nước trái cây đóng chai thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn đến 60%.
Việc tiêu thụ các loại nước uống có chứa hàm lượng đường cao mỗi ngày sẽ đẩy mạnh nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở đàn ông. Các loại nước ép trái cây đóng chai đều được xếp vào danh sách các loại thức uống chứa nhiều đường.
Nước ép trái cây không tốt bằng ăn nguyên quả
Nhiều người có thói quen dùng nước ép thay cho một bữa ăn sáng, vào thời điểm đang đói bụng hoặc sử dụng nước trái cây cho chế độ ăn kiêng của mình. Người uống nước ép trái cây tin rằng nó tiện dụng và ngon hơn khi ăn quả nguyên chất. Tuy nhiên, theo Boldsky, việc tiêu thụ nước ép trái cây thực chất không hề tốt như cách bạn ăn nguyên quả.
Trong quá trình ép bạn có xu hướng loại bỏ vỏ hoặc thịt của nó, chỉ lấy phần nước. Ngoài ra, khi bạn lọc nó, các sợi như tép cam, quýt... trong nó bị bỏ đi một cách lãng phí, như vậy toàn bộ chất xơ có trong trái cây đã bị bạn loại bỏ đi gần như hoàn toàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sốc với món quà cưới độc đáo từ hội người yêu cũ của chồng: Đám cưới tưởng chừng hạnh phúc bỗng hóa "biến cố" không tưởng!
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?