Đời sống

Uống nước rau má giải nhiệt phạm phải những sai lầm này rước độc, hại hơn cả thạch tín

Rau má từ lâu được biết đến là loại rau tốt cho sức khỏe. Vì thế nhiều người vẫn ép nước rau má uống hàng ngày. Vậy nhưng uống nước rau má mỗi ngày có tốt không.

6 sai lầm khi giảm cân khiến bạn cố gắng cỡ nào cũng thất bại, thậm chí tăng cân hơn trước / 3 sai lầm lớn chị em mắc phải khi cố gắng thu gọn vòng eo

Đặc điểm và tác dụng của cây rau má

Cây rau má còn gọi là tích huyết thảo. Tên khoa học Centenlia asiatica (L.) Urb., (Hydrocotyle asiatica L., Trisanthus cochinchinensis Lour.). Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

Rau má là loại cỏ mọc bò, có rễ ở các mấu, thân gầy, nhẵn. Lá hình mắt chim, khía tai bèo...

Cây rau má mọc hoang tại khắp nơi ở Việt Nam và các nước vùng nhiệt đới như Lào, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ…

Nhân dân ta coi vị rau má là một vị thuốc mát, vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc, có tính chất giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, dùng chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, lợi sữa.

Tại một số nước, người ta chú ý nghiên cứu rau má để tìm tác dụng chữa bệnh phong và bệnh lao.

Theo tập san Societe des amis du parc botanique de Tananarive, 1941 và 1942 tại Mangat, người ta dùng rau má chữa phong có kết quả tốt hơn chế phẩm của đại phong tử. Năm 1949, Lythgoe và Tripper đã nghiên cứu tác dụng chữa phong của xentolozit.

Ngoài ra, chất chế từ asiaticozit có tác dụng chống vi trùng lao.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nếu sử dụng nước rau má không đúng cách có thể khiến bạn bất tỉnh, mê man, có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Vì vậy khi uống nước rau má cần tránh những sai lầm sau.

Uống nước rau má trước khi ra nắng

Nhiều người có suy nghĩ trước khi ra ngoài trời nắng nóng nên uống một thứ gì đó mát mẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Đây là suy nghĩ cực sai lầm.

Khi uống nước rau má xong, bạn cần hạn chế ra nắng vì trong rau má có hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, có thể gây bất tỉnh, mê man...

Tốt nhất, nếu xác định phải ra ngoài trời nắng thì bạn không nên uống nước rau má trước đó nữa. Nên uống khi cơ thể đang muốn nghỉ ngơi, thư giãn là tốt nhất.

 

Uống nước rau má khi đang mang thai

Với những người chuẩn bị làm mẹ cần tránh xa loại nước này. Theo lương y Bùi Hồng Minh, uống nước rau má khi đang mang thai là điều cấm kỵ vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, khả năng sảy thai cao. Với người đang có ý định mang thai mà sử dụng nước rau má, ăn rau má thường xuyên cũng sẽ làm giảm khả năng thụ thai.

Uống nước rau má để chữa nóng bụng do khó tiêu

Nhiều người nghĩ do rau má có tính hàn, giải nhiệt tốt nên khi bị khó tiêu, ợ nóng sẽ uống nước rau má. Thói quen này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, thậm chí gây phản tác dụng.

Thực tế thì nước rau má, nhất là khi cho thêm đường vào sẽ dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, làm tình trạng đầy bụng khó tiêu thêm trầm trọng, có thể gây quặn thắt và đau bụng. Để an toàn thì nên tránh uống nước rau má trong thời gian này.

 

Uống nước rau má thay nước lọc

Nhiều người cho rằng uống càng nhiều nước rau má càng tốt, càng giúp giải nóng trong người nhanh hơn, mụn nhọt nhanh chóng biến mất.

Thực tế thì không phải vậy, uống quá nhiều nước rau má hàng ngày, nhất là uống thay cho nước lọc, 2 - 3 lít một ngày bạn sẽ gặp nguy hiểm khó lường.

Uống nhiều nước rau má sẽ khiến bị đầy bụng, tiêu chảy, nhất là những người thân nhiệt thấp sẽ dễ bị lạnh bụng. Ngoài ra, ăn nhiều rau má còn khiến tăng cholesterol khiến bạn bị nhức đầu, mất ý thức thoáng qua.

Uống khi bị nhức đầu

 

Theo các chuyên gia cho biết, nếu như bạn đang nhức đầu thì không nên uống nước rau má. Bởi rau má có tính hàn khi uống nhiều nước rau má sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu và khiến bạn bị nhức đầu nhiều hơn. Nếu hiện tượng này kéo dài có thể gây vỡ mạch máu ảnh hưởng tới tính mạng.

Dùng nước rau má để uống thuốc

Đây là hành động kết hợp vô cùng nguy hiểm. Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Vì vậy, nếu đang uống thuốc, tốt nhất bạn không nên uống nước rau má để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Uống rau má khi tiêu chảy

 

Một trong những thời điểm bạn cực kỳ không nên uống nước rau má đó là khi bạn đang bị lạnh bụng, tiêu chảy. Rau má cũng như nhiều loại rau có tính hàn, có công dụng giải nhiệt thì khi uống quá nhiều nước rau má sẽ gây lạnh bụng, chướng bụng khiến bạn bị mất nước ảnh hưởng tới chức năng điện giải gây hoa mắt chóng mặt. Đặc biệt, với những người bụng yếu, uống nước rau má cũng dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy vô cùng nguy hiểm.

Ảnh minh họa

Hướng dẫn uống nước rau má đúng cách

- Khi ăn rau má, ép nước rau má cần đảm bảo khâu vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn vì rau má mọc sát mặt đất, có khả năng bị nhiều vi khuẩn, thuốc trừ sâu… xâm nhập.

- Người bị yếu bụng muốn ăn rau má chỉ nên ăn vài lá hoặc khi ăn phải kèm theo lát gừng sống.

- Không nên uống quá nhiều nước rau má, mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 40g rau má. Sau 1 tháng dùng rau má thường xuyên, bạn cần ngừng ít nhất nửa tháng rồi mới uống lại.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm