Đời sống

Vải nhiều dinh dưỡng là thế nhưng nếu thuộc 1 trong 7 đối tượng sau, bạn hãy tránh xa càng sớm càng tốt

Hãy xem những người nào không nên ăn nhiều vải nhé.

7 thực phẩm là "sát thủ" của dạ dày, món thứ 2 nhiều người mê / 5 loại thực phẩm là "sát thủ" của hệ tiêu hóa

Người bị tiểu đường: Trong cùi quả vải thiều có nhiều đường glucoza, nếu ăn nhiều lượng lớn vải tươi một lúc có thể khiến lượng lớn đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan. Khi lượng đường glucoza tăng đột biến, dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người nhiều nổi mụn nhọt: Không ít người khi ăn quá nhiều vải đã nảy sinh những triệu chứng như nóng, nổi nhiều mụn, nhọt do hàm lượng đường trong quá vải rất cao.

Người hay váng đầu, buồn nôn: Ăn nhiều vải, lượng đường glucoza tăng đột biến, cơ thể phản ứng, tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng "say vải". Biểu hiện thường gặp là váng đầu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh, nóng…

Thai phụ: Vải là loại quả ngọt, tuy nhiên, không nên vì thế mà thai phụ ăn vải một cách thoải mái, “vô tội vạ” bởi quả vải có hàm lượng đường rất cao, không tốt cho những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường.

 

Người thừa cân, béo phì:Trong vải chứa 66% đường glucose, 5% đường saccharose, chứa tổng đường trên 70% - đứng hàng đầu trong các loại cây ăn trái. Do đó, những người béo phì ăn nhiều vải sẽ khó kiểm soát được lượng đường đưa vào cơ thể, khiến bệnh ngày càng thêm trầm trọng.

Vải nhiều dinh dưỡng là thế nhưng nếu thuộc 1 trong 7 đối tượng sau, bạn hãy tránh xa càng sớm càng tốt - Ảnh 2

Ảnh minh họa

Người nhiệt miệng: Vải thiều là loại hoa quả nổi tiếng có nhiều đường. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn vải thiều sẽ khiến mụn hay những vết ban đỏ xuất hiện.

Trẻ em:Hệ tiêu hóa của trẻ kém hơn người lớn dó đó nên cho bé ăn một lượng vừa phải, không nên chiều con mà để bé ăn quá nhiều khiến bé bị bệnh. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g vải tươi (khoảng 5 - 6 quả).

 

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, đối với người bình thường chỉ nên sử dụng từ 5-10 quả/ngày. Chỉ ăn quả vải đã chín đủ, không ăn vải xanh hoặc nhai, cắn hạt vải khi ăn; Không ăn quá nhiều vải cùng một lúc vì dễ bị đau rát lưỡi, sinh nhiệt, “say vải”, ngộ độc vải dẫn đến buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt. Khi ăn cần chú ý ăn cả lớp màng trắng và phần trắng trên đầu quả vải vì những phần này có tác dụng giảm sinh hỏa trong cơ thể.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm