Văn Thánh - Địa danh tưởng chừng bị lãng quên ở Huế
Thăm ngôi chùa Đạo giáo độc đáo ở Hà Nội / Chùa Bảo Tháp - Chốn thiền định của các vị hoàng tộc xưa
Văn Miếu hay còn được gọi là Văn Thánh Miếu, Văn Thánh Huế, Khổng Tử Miếu,.. (gọi tắt là Văn Thánh) – đây là ngôi miếu được xây dựng để thờ đức Khổng Tử.
Trong thời kỳ của các vua chúa nhà Nguyễn, Văn Miếu thờ Khổng Tử cũng được xây dựng ở Phú Xuân (tại làng Triều Sơn) nhưng không rõ thời điểm xây dựng. Đến năm 1770 (Canh Dần), dưới triều của Định Vương Nguyễn Phúc Khoát, Văn Miếu được dời đến xã Long Hồ.
Nhưng phải đến năm 1808 dưới triều đại vua Gia Long, Văn Thánh Huế đã được xây dựng lại trên địa phận thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế. Còn ngôi miếu cũ được giữ lại để làm Khải Thánh Từ, tức miếu thờ cha mẹ của Khổng Tử.
Một phía nhà Bia và khu vực bia Tiến sĩ |
Trong suốt thời vua Gia Long trị vì, chỉ tổ chức các kỳ thi hương, do vậy mà không có bia tiến sĩ được lập tại Văn Miếu. Phải đến khi vua Minh Mạng lên ngôi, bia tiến sĩ mới bắt đầu được dựng.
Bia Tiến sĩ dưới triều nhà Nguyễn |
Các bia tiến sĩ được dựng lên ở sân Văn Miếu từ năm 1831 cho đến khoa thi hội cuối cùng dưới thời vua Khải Định vào năm 1919 thì dừng lại.
Trải qua nhiều biến cố, Văn Thánh đã bị tàn phá nặng nề và không còn giữ được nguyên hiện trạng như trước. Đặc biệt là vào năm 1947, thực dân Pháp tái chiếm Huế đã gây thiệt hại cho di tích. Toàn bộ bài vị ở Văn Thánh đều được đưa về bảo quản tại chùa Thiên Mụ.
Đại Thành Môn |
Trước đây, Văn Thánh có khoảng 20 công trình lớn như: Văn Miếu (điện thờ), Đông vu, Tây vu, Thần trù, Thần khố, Hữu Văn Đường, Duỵ Lễ Đường, nhà Thổ Công, Đại Thành Môn, Văn Miếu Môn, quan Đức Môn, Linh Tinh Môn, la thành, bến vua ngự... Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại khu di tích này chỉ còn giữ được Đại Thành Môn, Nhà Bia và cổng Linh Tinh Môn.
Bước qua Đại Thành Môn là đến sân Văn Thánh, tại sân Văn Thánh được thiết kế hai nhà bia. Bên phải là tấm bia khắc bài văn bia “Thánh Tổ Nhân Hoàng đế dụ: Cung giám bất đắc liệt tấn thân” (Thánh Tổ Nhân Hoàng đế (tức vua Minh Mạng) dụ về việc Thái Giám không được liệt vào hạng quan lại); Bên trái khắc bài văn bia “Hiến Tổ Chương Hoàng đế dụ: Ngoại thích bất đắc thân chính” (Hiến Tổ Chương Hoàng đế (tức vua Thiệu Trị) dụ về việc bà con bên ngoại của vua không được tham gia chính quyền).
Nhà Bia |
Trước nhà bia là hai dãy bia bao gồm 32 tấm bia, khắc tên 293 vị Tiến sĩ triều Nguyễn. Khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm Minh Mạng thứ 2 (1822) và kết thúc vào năm Khải Định thứ 4 (1919), việc lập bia bắt đầu từ năm 1831.
Trước cổng Văn Thánh (khu vực gần bờ sông) là cửa Linh Tinh Môn được xây dựng bốn trụ lớn bằng gạch, phía trên được trang trí pháp lam. Ở giữa được đề bốn chữ Hán: “Đạo Tại Lưỡng Gian” (đạo giữa trời đất); mặt sau đề bốn chữ Hán tương đương “Trác Việt Thiên Cổ” (vượt cao ngàn xưa).
Cổng Linh Tinh Môn |
Ngoài việc xây dựng để thờ đức Khổng Tử, Văn Thánh còn là nơi thờ Tứ Phối: Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử, cùng Thập Nhị Triết.
Cùng với Văn Miếu Quốc Tử Giám, Văn Thánh Huế là một trong những di tích đánh dấu thời kỳ thịnh trị nhất của Nho giáo – đây cũng chính thời kỳ vương triều Nguyễn dùng Nho học làm phương tiện trợ giúp đắc lực để thiết lập quyền thống trị trên toàn đất nước. Đặc biệt, việc lập Văn Thánh cũng như dựng bia Tiến sĩ nhằm thể hiện đạo lý tôn sư trọng đạo, đề cao nhân tài của đất nước, của những truyền thống hiếu học của nhân dân ta.
Dưới đây là một số hình ảnh được ghi lại tại Văn Thánh Huế:
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh