Chùa Bảo Tháp - Chốn thiền định của các vị hoàng tộc xưa
Ghé thăm ngôi chùa Tianning cao nhất Thế giới ở Trung Quốc / Chiêm ngưỡng loạt ảnh từ trên cao, Myanmar xứng danh “ đất nước của những ngôi chùa"
Đến nay, ngôi chùa mang nhiều dấu kiến trúc của nhiều triều đại kết hợp với không gian xanh mát, thơ mộng tạo nên khung cảnh trữ tình, thanh tịnh soi bóng Nhuệ giang.
Nơi tu hành của các vị "Bồ tát"
Làng Thượng Phúc xưa gồm hai thôn độc lập: Nguyễn Thượng và Ngũ Phúc, có tên nôm là làng Hạ. Đến đầu thế kỷ XIX làng thuộc xã Hạ Thanh Oai, tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Năm Minh Mạng thứ hai (1821), các quan trấn Bắc Thành đề nghị cho nhập hai thôn này thành một thôn mang tên Thượng Phúc.
Tương truyền, chùa Bảo Tháp được xây dựng vào cuối thời Lý, ban đầu là một am nhỏ. Người về đây tu hành đầu tiên là hoàng thân Lý Thầm con vua Lý Cao Tông, em vua Lý Huệ Tông và là chú của Lý Chiêu Hoàng.
Sang thời nhà Trần, năm 1328, ông Hồ Bà Lam là hoàng thân nhà Hồ về chùa Bảo Tháp tu hành. Ngoài tu hành niệm Phật, ngài còn đi thu nhận trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, cô nhi, quả phụ về nuôi dưỡng khiến lòng dân vô cùng ngưỡng mộ và ca ngợi ngài là Bồ-tát sống. Dân gian còn lưu truyền câu ca dao việc làm của ngài: Cô nhi quả phụ các nơi/ Đến chùa đều được Tổ nuôi hằng ngày.
Người thứ ba đến chùa Bảo Tháp tu hành là bà Minh Từ Hoàng Thái hậu Hồ Thuận Nương, cô ruột của Hồ Quý Ly. Bà người huyện Diễn Châu, Nghệ An, lấy vua Trần Minh Tông, sinh ra hai con đều làm vua (Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông). Bà về đây ban đầu để tránh nạn quân Chế Bồng Nga thường tập kích và cướp phá kinh thành Thăng Long. Tương truyền khi bà đến chùa, nhà sư Hồ Bà Lam thấy bà tướng mạo cốt cách, nhân hậu, có căn duyên nên đã trao truyền y bát rồi sau đó thác hóa thành Phật.
Tương truyền, ngài Hồ Bà Lam đã giao chùa cho bà Hồ Thuận Nương rồi lập một giàn thiêu. Ngài lên giàn thiêu tụng kinh và sai đệ tử châm lửa. Lửa cháy rừng rực bốn bề mà hòa thượng vẫn điềm nhiên đọc kinh Địa Tạng rồi toàn thân Bồ-tát hóa thành than.
Sau khi ngài Hồ Bà Lam hóa Phật, bà Hồ Thuận Nương làm sư trụ trì chùa. Trong hơn 3 năm tiếp theo, bà đã cho tu sửa chùa, xây thêm chùa Dâu (Phúc Khê tự) ở làng Phúc Khê gần đó. Dân làng kính phục công đức của bà đã lập sinh từ (đền thờ sống) bà ở mé trước chùa. Sau, bà được triệu về kinh, trước lúc về bà mời cơm dân làng. Đúng lúc đó, có đám mây ngũ sắc sà xuống bao phủ, khi mây tan, bà không còn ở cõi trần nữa. Vua Trần hay tin vô cùng buồn bã, phong bà làm phúc thần, lệnh cho dân làng Thượng Phúc thờ phụng trong chùa Bảo Tháp và lập miếu Minh Từ trên nền nhà cũ.
Nét đẹp kiến trúc, chốn an yên tâm hồn
Ngôi chùa Bảo Tháp tọa lạc trong khuôn viên um tùm cây xanh trên một mảnh đất rộng rãi và cao ráo, quay về hướng Tây, mé trước là miếu Minh Từ thờ bà Hồ Thuận Nương, trong miếu có bức đại tự "Đức Hợp Vô Cương" ca ngợi công đức to lớn của bà.
Chùa Bảo Tháp có quy mô khá lớn, bố trí các hạng mục đăng đối theo trục linh đạo gồm: Tam quan, Tiền đường, Thượng điện, hành lang, Thiêu hương và điện thờ Thánh Tổ. Chùa Bảo Tháp có hai lớp cổng, lớp cổng đầu tiên như một nếp nhà, trên bờ nóc có đề 3 chữ Hán "Bảo Tháp Tự" với hàng câu đối "Quang Cảnh Từ Bi Pháp Giới Quan" và "Thiền Môn Quảng Đại Chân Thường Lạc".
Tiền đường rộng 7 gian, cửa bức bàn chen lẫn với ba cửa xây vòm. Bộ vì mái làm theo kiểu "chồng rường kẻ chuyền" với 4 hàng chân cột. Tại chỗ nối giữa thượng điện trên hai lá gió có chạm khắc một hoạt cảnh dường như mô tả Đường Tam Tạng cùng 3 đồ đệ đi Tây Thiên thỉnh kinh. Trên bộ vì mái của hậu cung có chạm hổ phù, trên cổn nách chạm trùng mai hóa long...
Thượng điện gồm 5 gian với bộ vì kèo được làm kiểu bào trơn đóng bén. Sau thượng điện là một sân hậu rộng với hai dãy hành lang, giữa sân có một phương đình với bộ vì làm theo kiểu chồng rường giá chiêng. Chùa có 75 pho tượng Phật giáo, chủ yếu từ thế kỷ XIX, gồm hệ thống tượng gồm: Bộ tượng Tam Thế; A Di Đà; Quan Âm Chuẩn Đề; các vị Bồ Tát; Ngọc Hoàng, Nam Tào – Bắc Đẩu; Thổ Địa – Giám Trai; Kim Đồng – Ngọc Nữ…
Trong chùa còn giữ được nguyên bản 32 đạo sắc phong, cuốn ngọc phả, tấm bia đá năm Quang Thái thứ 3 thời Trần Thuận Tông (1390), bia gỗ "Mộc Bản" khắc bài ký về việc sửa chữa chùa năm Bảo Thái thứ 7 (1726). Ngoài ra còn có quả chuông đồng đúc thời Gia Long (1813) cao 115cm và khánh đồng đúc thời Thiệu Trị (1843) với kích thước 110 x 136cm...
Ngay sau Thượng điện là tòa Thiêu hương. Bộ khung nhà được dựng trên bốn cột gỗ, chạm khắc đậm đặc đề tài vân mây, hoa lá… Hai dãy hành lang được làm bên sườn Thượng điện, mỗi bên 9 gian, kiểu tường hồi bít đốc, vì chồng rường, trốn cột. Nhà Tổ nằm phía sau rộng 3 gian, đặt tượng các vị sư tổ từng trụ trì tại chùa và được tôn xưng là Thánh Tổ Bồ Tát.
Năm 1990, chùa Bảo Tháp đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2001, miếu Minh Từ được UBND TP Hà Nội công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bức ảnh dòng họ 'khủng khiếp' nhất Việt Nam gây sốt MXH, nhìn kĩ mới thấy 1 điểm bất thường
Bí ẩn về ‘xác ướp người ngoài hành tinh’ của Peru ngày càng rõ ràng, phân tích DNA không phải con người
Bí mật bên trong ngôi làng sống trường thọ nhất thế giới, người dân uống 1 thứ này để trường sinh
Khi Gia Cát Lượng qua đời, cả Thục Hán đau buồn để tang, duy chỉ duy nhất 1 kẻ ăn mừng, thân thế mới gây bất ngờ
Rùng mình ‘lời nguyền’ của dòng họ vĩ đại nhất nước Mỹ: Ám ảnh bi kịch tang tóc đeo bám 7 thập kỉ
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ