Vay vàng trả tiền được không? Câu chuyện em dâu vay chị chồng 10 cây vàng giờ muốn trả tiền gây xôn xao
Ngắm body 6 múi của 'thầy giáo dạy toán quyến rũ nhất thế giới' / Vẻ đẹp bình yên thơ mộng tại bãi biển Dốc Lết Nha Trang
Thời điểm này, giá vàng trên thế giới và ở Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục thì một câu chuyện gây tranh cãi. Cụ thể người em dâu vay chị chồng 10 cây vàng từ năm 2010, khi đó giá vàng là 36 triệu đồng/1 lượng. "Khi cho vay anh chị cũng nói tính tiền ra là 360 triệu đồng, và bảo vợ chồng mình mỗi tháng trả lãi cho anh chị 2 triệu. Còn gốc khi nào có thì trả (vợ chồng mình trả lãi đầy đủ hàng tháng).
Đầu tháng 4 này vợ chồng mình bán được miếng đất nên gom tiền trả anh chị chồng thì anh chị lại đòi phải trả 10 cây vàng. Giờ vợ chồng mình muốn trả tiền, còn anh chị đòi vàng. Mong cả nhà tư vấn giúp mình để anh chị đồng ý nhận tiền, chứ giờ đòi vàng giá cao quá mình trả không nổi. Bữa giờ hai nhà cãi nhau rất căng, anh chị luôn miệng nói vợ chồng mình ăn cháo đá bát...", người em dâu chia sẻ cụ thể.
Vay vàng trả tiền được không? Câu chuyện của người em dâu vay vàng muốn trả tiền gây tranh cãi.
Ngay sau khi đăng tải, câu chuyện này đã trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi. Một phía cho rằng người em dâu đúng vì phía chị chồng đã quy đổi ra tiền và có nhận lãi. Nhưng phần đa cho rằng người chị chồng có lý, vợ chồng người em phải hoàn trả vàng".
Câu chuyện đang trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên mạng.
Có hai vế trong chia sẻ này, có thể tham khảo theo luật:
Cho vay vàng có được tính lãi không?
Là một giao dịch dân sự thì việc có thỏa thuận lãi suất hay không sẽ căn cứ vào ý chí, nguyện vọng, sự thống nhất của bên cho vay và bên vay vàng.
Điều 468 Bộ luật Dân sự quy định về lãi suất của hợp đồng cho vay như sau:
- Lãi suất vay sẽ do các bên thỏa thuận. Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận này. Tuy nhiên phải đảm bảo lãi suất không được vượt quá 20%/năm tính trên tổng khoản vay. Nếu các bên thỏa thuận mức lãi suất cao hơn 20% nêu trên thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực.
- Nếu các bên có thỏa thuận về việc trả lãi suất cho vay nhưng lại không xác định cụ thể lãi suất là bao nhiêu. Khi có tranh chấp xảy ra, mức lãi suất sẽ được xác định là 10%/năm tính tại thời điểm trả nợ.
(Ảnh minh họa)
Vay vàng trả tiền có được không?
Cá nhân hoàn toàn được cho người người khác vay vàng, giao dịch vay tài sản này thuộc điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Căn cứ Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên vay có nghĩa vụ trả nợ như sau:
- Vay tài sản là tiền thì phải trả tiền đúng hạn, trả đủ số tiền đã vay;
- Vay tài sản là vật thì trả vật cùng loại, đúng chất lượng và số lượng đã vay; nếu không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền tính theo giá trị của vật đã vay tại thời điểm trả nợ nếu được bên cho vay đồng ý nhận tiền;
- Địa điểm trả nợ chính là nơi cư trú của bên cho vay (cá nhân) hoặc trụ sở của bên cho vay (tổ chức), trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- …
Theo quy định nêu trên, về nguyên tắc khi vay vàng thì bên vay có nghĩa vụ trả lại đúng số vàng đã vay. Tuy nhiên, nếu không thể trả lại vàng đã vay, bên vay vàng có thể thỏa thuận với bên cho vay để quy đổi giá trị vàng thành tiền tại thời điểm trả nợ. Trường hợp bên cho vay đồng ý thì bên vay có thể trả tiền.
Như vậy, việc vay vàng trả tiền hoàn toàn có thể xảy ra nếu được sự đồng ý của bên cho vay.
Ví dụ: Năm 2020 chị A có vay của chị B 10 lượng vàng SJC, đến 2024 chị A trả nợ, tuy nhiên lại muốn trả bằng tiền thay vì trả vàng. Nếu chị B đồng ý thì chị A có thể trả tiền, số tiền trả sẽ được quy đổi theo giá vàng SJC tại thời điểm 2024.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến