Về Đồng Tháp, nên ngắm vẻ đẹp của những bông ô môi
Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới: Gọi tên Việt Nam / Hí hửng vì được bạn thân chụp ảnh cho khi đi du lịch nhưng đến khi nhìn "tác phẩm" cô gái mới "khóc ròng"
Những chùm bông ô môi đẹp nao lòng.
Ô môi được trồng nhiều dọc theo các sông quê, cổng trường học, đầu xóm, trên những triền đê. Cây rụng lá vào cuối thu, đầu đông. Từ giữa mùa xuân đến tầm khoảng tháng 4, ô môi bắt đầu đơm bông kết trái. Đi trong tiết trời ấm áp, thi thoảng ta bắt gặp những cây ô môi ven đường trổ bông đỏ hồng, từng chùm dày đặc, cành nào cũng có bông, làm sáng cả một miền quê.
Bông ô môi khoe sắc.
Ngày trước ô môi được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhất ở huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, Tam Nông và các huyện, thị xã biên giới của tỉnh Đồng Tháp. Ngày nay, cây ô môi không còn nhiều như trước, thế nhưng mỗi mùa ô môi trổ bông, vẫn còn đó cả một sắc đỏ hồng miên man giữa trời xuân cũng đủ làm đắm say lòng người. Ô môi có thân cành lớn, gốc to. Cây cao tầm chục mét đã trổ bông, kết trái. Mỗi năm ô môi chỉ ra bông và cho trái duy nhất một lần. Trái ô môi khi còn non có màu xanh, đến già có màu nâu đen, hình dáng cong, dài chừng nửa mét. Khi trái chín, dùng câu liêm để hái, mang vào cất trong một góc nhà vài ngày rồi lấy ra ăn sẽ cho mùi rất thơm.
Cây ô môi được trồng nhiều ven đường.
Mùa bông ô môi trổ cũng gợi niềm hoài niệm trong những người con xa quê về một miền ký ức tuổi thơ. Ở đó, ngày ấy, những đứa trẻ thường ngồi tụm năm tụm ba chờ mẹ, chờ bà rốc ô môi cho ăn. Hạt ô môi thì lượm lại để dành, đủ lượng kha khá thì mang đi ngâm nước nóng để cho lớp vỏ cứng mềm ra, rồi lột vỏ lấy nhân bên trong ăn có vị chát chát nhưng thơm lừng. Rồi những buổi trưa lộng gió, ra hiên nhà mắc võng đong đưa, từng đợt gió thoảng qua cũng làm những bông ô môi rơi đầy trước sân. Thỉnh thoảng những trái ô môi già rơi rụng gãy làm đôi, trốn ngủ trưa để đi lượm rồi len lén ngồi rốc ăn nơi góc sân nhà.
Ở vùng biên giới và các miền quê khác của Đồng Tháp, các loại cây ăn trái giờ đã được trồng nhiều. Có những nhà cuộc sống khấm khá, sung túc đã tự mua nhiều loài hoa về trồng trang trí quanh nhà. Vậy mà trên nhiều nhánh sông quê, thấp thoáng trên cánh đồng, nơi phía trước sân nhà ở vùng nông thôn của Đồng Tháp, những ngày này không khó bắt gặp những cây ô môi trổ đỏ hồng cả một góc trời. Đâu đó l hình ảnh của bà, của mẹ quây quần bên các con cháu hái trái ô môi, ngồi rốc ăn, rồi hình ảnh mang những trái ô môi làm quà biếu cho nhau… Tất cả như vẫn còn lưu giữ hình ảnh thật thân thương, gần gũi của tuổi thơ với những mùa ô môi chín.
Trái ô môi già chín rụng.
Ngày nay, ngành du lịch ở Đồng Tháp đang thu hút nhiều du khách tìm đến. Bên cạnh tham quan các điểm nổi tiếng trong tỉnh, những ngày này, thỉnh thoảng bắt gặp hình ảnh du khách dừng lại bên đường, cùng chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc hiếm có bên cây ô môi trổ bông dày đặc sau những ngày xuân. Hiện đã có một số địa phương ở Đồng Tháp cho trồng các hàng ô môi để phục vụ du khách trong dịp xuân. Vậy là rồi đây, những mùa bông ô môi đỏ hồng tươi thắm vẫn còn mãi trong khoảng trời quê nhà và cả trong sự rạo rực của những người xa quê muốn tìm về ký ức tuổi thơ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mẹ chồng bệnh nặng, tôi lao về quê với mục tiêu thừa kế – nhưng lời bà nói khiến tôi "đứng hình"
Kiếm 50 triệu/tháng vẫn không dám gửi tiền cho bố mẹ, tôi quyết định ly hôn vì câu nói lạnh lùng của vợ lúc mẹ chồng ốm
Một tuần sau khi ra ở riêng, tôi ‘muối mặt’ xin mẹ chồng cho về, nhưng câu trả lời của bà khiến tôi ám ảnh
Chồng cũ đòi lại nhà sau 5 năm ly hôn: Hành động bất ngờ khiến tôi vừa giận vừa lo sợ
Tục ngữ có câu: 'Nam không thể vượt quá tám, nữ không thể vượt quá bảy', người xưa kết luận rằng thời kỳ tốt nhất để các cặp vợ chồng có con là đây!
Mẹ chồng hờ hững, chồng cười buồn khi vợ nhắc đến chuyện xét nghiệm ADN: Bí mật nào đang che giấu trong gia đình này?