Đời sống

Vì sao bà bầu nên ăn củ sen?

Bà bầu thường xuyên ăn củ sen sẽ cải thiện căng thẳng, kiểm soát đường huyết.

5 thói quen ăn uống nguy hiểm khiến bạn bị táo bón / Người mắc bệnh trĩ nên kiêng ăn gì?

Thành phần dinh dưỡng có trong củ sen

Vì sao bà bầu nên ăn củ sen?

Củ sen.

Trong 100g củ sen đã được nấu chín cung cấp khoảng:

Calo: 66

Kali: 360mg

Phốt pho: 78mg

Folate: 8mgc

 

Sắt: 0,9mg

Mangan: 0,2 mg

Thiamin: 0,1 mg

Acid pantothenic: 0,3 mg

Canxi: 26mg

 

Vitamin B6: 0,25mg

Vitamin C: 27,5 mg

Tác dụng của củ sen với bà bầu

Giảm căng thẳng

Vì sao bà bầu nên ăn củ sen?

Nuôi dưỡng một em bé trong bụng có thể khiến mẹ cảm thấy căng thẳng và lo lắng do những áp lực xung quanh cũng như sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể. Để khắc phục tình trạng này, bà bầu có thể bổ sung hoạt chất pyridoxine từ củ sen nhằm giảm lo âu, kiểm soát các cơn đau đầu.

 

Kiểm soát huyết áp

Nhiều loại vitamin nhóm B như vitamin B6, niacin, acid pantothenic hay thiamin được tìm thấy trong củ sen sẽ tham gia vào quá trình bảo vệ tim mạch bằng cách kiểm soát lượng cholesterol và homocysteine trong máu.

Ngăn ngừa vàng da ở trẻ

Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra một phần là do chế độ ăn uống của mẹ ở giai đoạn mang thai. Trong thai kì, mẹ nên ăn thêm những món ăn có tính mát, bổ gan như củ sen để nạp thêm tanin – hoạt chất giúp thanh lọc gan, phòng ngừa gan nhiễm mỡ.

Cải thiện hệ tiêu hóa

 

Hầu hết các mẹ đều phải đối mặt với vấn đề tiêu hóa kém trong thời gian mang thai, làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và cảm giác ngon miệng khi ăn. Mẹ bầu có thể uống thêm trà củ sen để cải thiện tình trạng táo bón hay tiêu chảy.

Bảo vệ đường hô hấp

Nếu các cơ quan hô hấp của mẹ không được bảo vệ tốt, các vi khuẩn và virus gây viêm nhiễm dễ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, dẫn đến tình trạng cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn hay viêm phế quản.

Bà bầu nên ăn thêm củ sen để hấp thu vitamin C, giúp loại bỏ các chất nhầy tiết ra trong đường hô hấp, từ đó có thể phòng ngừa các bệnh lý một cách hiệu quả.

Tăng cường sức đề kháng

 

Khi cơ thể có sức đề kháng tốt, mẹ có thể phòng chống được nhiều bệnh lý nguy hiểm cho bản thân và cả em bé. Các khoáng chất kẽm, mangan và magie do củ sen cung cấp sẽ tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch, giúp thai nhi lớn lên khỏe mạnh.

Giảm nguy cơ thiếu máu

Nhờ có hai hợp chất quan trọng là đồng và sắt, củ sen sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị thiếu máu, đồng thời tăng cường quá trình hình thành tế bào hồng cầu trong máu.

Củ sen nấu sườn

Vì sao bà bầu nên ăn củ sen?

Nguyên liệu:

 

200g tôm sú

100g giò sống

200g củ sen

1 quả trứng gà

10g bột chiên, 10g bột xù, 1 thìa cà phê tương xí muội, 1/2 thìa cà phê muối.

 

1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê tiêu, dầu để chiên.

:

Tôm sú lột vỏ, chẻ lưng, để ráo. Ướp tôm với hạt nêm, muối, tiêu, đường, bột ngọt.

Củ sen gọt vỏ, rửa sạch, cắt từng khoanh khoảng 5cm, ngâm nước chanh khoảng 5 phút, xả lại nước sạch, để thật ráo nước.

Cho giò sống vào 2 mặt mỗi miếng củ sen, lấy 2 miếng củ sen ốp 2 bên con tôm đã ướp.

Lăn tôm vào bột chiên, nhúng qua trứng gà rồi lăn qua bột xù. Bắc chảo dầu nóng vừa, cho tôm vào chiên vàng. Lấy ra đĩa, chấm tương xí muội.

 

Canh củ sen nấu tôm

Món ăn từ củ sen này có vị thanh mát kết hợp với vị ngọt của tôm sẽ khiến bạn cảm thấy rất ngon miệng.

Củ sen nấu tôm

Nguyên liệu:

 

2 củ sen

 

2 búp sen tươi hoặc hạt sen khô

5 con tôm lớn

1 củ cà rốt

Bột nêm, tiêu, hành, ngò (rau mùi)

Cách làm:

 

Búp sen tươi bỏ vỏ, lấy hạt, bỏ tâm sen.

Củ sen và cà rốt thái miếng vừa ăn.

Làm nóng dầu ăn rồi cho tôm vào xào khoảng 3 phút thì cho nước vào.

Tiếp đến cho củ sen, hạt sen, cà rốt vào nấu, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Nếu dùng hạt sen khô thì bạn cần đun mềm hạt sen trước rồi mới thả vào nồi canh.

 

Sau 15 phút dọn ra tô rắc hành lá, ngò và tiêu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm