Vì sao không nên ăn nước dùng lẩu đun quá lâu?
Nước lẩu được đun nóng liên tục trong 1-2 giờ đồng hồ, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể; các acid amin từ thịt có thể dễ dàng kết hợp với nitrit trong rau nấu chín, tạo thành nitrosamine gây ung thư.
Kỹ năng chọn thực phẩm ngon, lành khi đi chợ / Những loại thực phẩm tưởng tốt cho sức khỏe nhưng lại chứa rất nhiều đường
Ngoài ra còn có những đối tượng và cách ăn lẩu không đúng sẽ rất nguy hại tới sức khỏe.
Bệnh nhân gout không nên ăn lẩu
Hàm lượng axit uric có thể bị tăng lên do nạp quá nhiều purine. Nước dùng và các loại thịt, cá của món lẩu lại rất giàu purine, sẽ khiến acid uric bị tích tụ, gây ra hiện tượng đau mỏi khớp, gây trầm trọng thêm tình trạng ở bệnh nhân gout. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, giảng viên Bộ môn Công nghệ Sinh học (Đại học Công nghiệp TP.HCM) cho biết, để tránh những cơn đau dữ dội, người bị gout tuyệt đối tránh ăn lẩu.
Lẩu hải sản
Tôm, cá, cua chứa giàu purine. Những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu cao không nên ăn.
Lẩu nấm
Nấm cũng là thực phẩm giàu purine, không tốt cho bệnh nhân gout. Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính, người bụng yếu, khi ăn hay bị đầy hơi, đau bụng,… thì không nên ăn nấm vì rất có thể dẫn đến ngộ độc. Trẻ có sức đề kháng yếu, mới ốm dậy tốt nhất không nên ăn nấm.
Để đảm bảo vệ sinh và an toàn thì nhất định phải đợi nấm chín 100%, trong thời gian 10-15 phút để loại bỏ hết những vi khuẩn gây bệnh.
Lẩu nội tạng
Các cơ quan nội tạng động vật như óc, tim, lòng, cật... đều có chứa hàm lượng cholesterol cao. Bệnh nhân tăng cholesterol máu và bệnh nhân gout nên hạn chế ăn lẩu để tránh các cơn đau, đau tim.
Lẩu cay
Những người bị các bệnh viêm loét: Viêm họng, nhiệt miệng, bệnh dạ dày, bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam, chảy máu nướu răng, phụ nữ mang thai, mới sinh con, bệnh nhân mới phẫu thuật và những người nóng trong không nên ăn lẩu cay vì có thể kích thích mạnh đến niêm mạc gây xung huyết, các vết viêm loét trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến sự hồi phục - Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Anh cho hay.
Lẩu dê
Thịt dê tính nóng. Những người có cơ địa nóng trong, người bị bệnh viêm loét, viêm gan, bệnh nhân bị cảm, người đang dùng thuốc trị tiêu chảy không nên ăn.
Hầu hết các loại thuốc này sẽ kích thích cơ trơn của tử cung, làm cho tử cung co bóp mạnh, hoặc gây tắc nghẽn tử cung, dễ bị sảy thai hoặc sinh non, vì vậy bà bầu không nên ăn.
Lẩu thịt chó
Những người bị các chứng viêm cấp tính: Viêm amidan, viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản cấp tính, sốt, người chức năng gan kém, bệnh nhân cao huyết áp và trẻ em không nên ăn.
Món lẩu quá nhiều gia vị
Các món lẩu sử dụng nhiều loại gia vị, dầu mỡ nhiều cholesterol, natri, người bị bệnh mỡ máu cao, huyết áp cao, và bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa không nên ăn nhiều lẩu.
Không ăn khi đồ nhúng lẩu đang còn quá nóng
Miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày chỉ có thể chịu được mức nhiệt độ 50 ° C. Trong khi đó, nhiệt độ của nước dùng lẩu có thể lên tới 120 ° C. Nếu thức ăn quá nóng, sẽ gây bỏng và làm hỏng màng nhầy miệng, lưỡi, thực quản và niêm mạc dạ dày.
Một số người đang bị viêm loét miệng ăn quá nóng sẽ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Lặp đi lặp lại, sẽ gây ung thư thực quản.
Không ăn tái
Không ít người khi ăn lẩu chỉ nhúng tái rau, thịt... Điều này sẽ vô tình tạo điều kiện cho các vi khuẩn, ký sinh trùng có trong thực phẩm chưa đảm bảo an toàn vệ sinh xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh như nhiễm sán dây, sán lợn...
Không nên vừa ăn lẩu vừa uống đồ lạnh
Vừa ăn lẩu vừa uống đồ lạnh có hại, gây kích thích dạ dày, ruột.
Không ăn lẩu trong thời gian quá lâu
Việc ngồi ăn lẩu trong thời gian quá lâu, thậm chí đến vài tiếng đồng hồ khiến dịch dạ dày, mật, tụy liên tục phải tiết ra, các tuyến không được nghỉ ngơi bình thường, dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy, nghiêm trọng hơn là viêm dạ dày ruột, viêm tụy và các bệnh mãn tính khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Ảnh minh họa