Đời sống

Vì sao lưỡi lại dính vào kim loại khi trời vô cùng lạnh?

Đừng bao giờ dại dột chơi trò liếm cột kim loại ngoài trời vào những ngày trời lạnh nhé.

Lưỡi của bạn được bao phủ một lớp ẩm và nó sẽ đông cứng lại nếu nhiệt độ rơi xuống 0 độ C. Cơ thể bạn phòng chống với sự đông cứng này bằng cách bơm máu nóng lên lưỡi.

Hơi nóng từ máu sẽ làm ấm lưỡi qua một quá trình gọi là sự dẫn nhiệt. Năng lượng từ máu làm kích thích các nguyên tử trong lưỡi. Những nguyên tử này sẽ hút năng lượng và rung động. Chúng càng rung động thì nhiệt độ càng tăng. Điều này lại kích thích sự rung động ở các nguyên tử xung quanh, tiếp thêm năng lượng,truyền đi dòng nhiệt và cuối cùng làm ấm toàn bộ bề mặt ẩm ướt.

Vậy thì tại sao lưỡi lại dính vào kim loại lạnh?

“Đó là bởi tính dẫn nhiệt cao của cột kim loại”, Frank J. DiSalvo, Giám đốc Viện nghiên cứu tế bào nhiên liệu Cornell, Mỹ, giải thích. “Kim loại dẫn nhiệt mạnh hơn lưỡi (cao gấp 400 lần). Kim loại tiếp nhận hơi nóng nhanh hơn mức cơ thể bạn có thể bù đắp”.

Nguyên tử trong kim loại nằm sát nhau và truyền năng lượng nhanh hơn rất nhiều. Chúng cũng có những eletron tự do thúc đẩy sự truyền nhiệt. Những electron tự do di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. Chúng hút hơi nóng và di chuyển qua lại cột cờ, khuấy động các nguyên tử khác cùng chuyển động.

Khi lưỡi bạn chạm vào cột cờ, lớp ẩm trên lưỡi sẽ bị tước đoạt hơi nóng ngay lập tức. Nhiệt độ của lớp ẩm sẽ giảm đột ngột. Nước bị đông cứng trong các lỗ nhỏ xíu và trên các bề mặt không đều của lưỡi và cột cờ. Và cuối cùng bạn bị dính chặt vào đó.

Bạn cho rằng mình sẽ thử kéo mạnh ra? Vâng và bạn cũng sẽ bị mất đi một mẩu lưỡi.

Một nhân viên cứu hộ đã đưa ra một biện pháp tạm thời, đó là: “Đổ nước ấm vào chỗ mà lưỡi bạn dính vào cột, lưỡi bạn sẽ tách được ra”

Theo Live Science
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo