Vì sao máu có màu đỏ nhưng tĩnh mạch lại xanh?
Chồng mặt cắt không còn giọt máu, rũ rượi ngồi trong quán massage chờ vợ 'giải cứu' vì lý do này / Ăn 1 nắm hạt này, đảm bảo "hút sạch" mỡ máu, bổ sung gấp đôi dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày
Một số người cho rằng máu giàu oxy có màu đỏ, trong khi máu nghèo oxy màu xanh lam. Tuy nhiên, điều này không chính xác. Máu luôn có màu đỏ. Mỗi phân tử hemoglobin - một loại protein trong tế bào hồng cầu vận chuyển oxy - chứa 4 nguyên tử sắt, phản xạ ánh sáng đỏ và khiến máu người màu đỏ.
Sắc độ đỏ thay đổi tùy theo mức oxy trong máu. Máu có màu đỏ anh đào tươi khi hemoglobin lấy oxy trong phổi, đi vào các động mạch và tỏa ra các mô của cơ thể. Nhưng trong chuyến trở về phổi, sau khi tế bào máu vận chuyển oxy đến các mô khắp cơ thể, máu đã khử oxy chảy qua các tĩnh mạch có màu đỏ sẫm hơn nhiều, Kleber Fertrin, phó giáo sư huyết học tại Trường Y khoa thuộc Đại học Washington, giải thích trên Live Science.
Máu có nhiều sắc độ đỏ khác nhau, nhưng không bao giờ màu xanh lam. Bệnh nhân có thể đã chứng kiến điều này khi lấy mẫu máu: Kim tiêm đâm vào tĩnh mạch màu xanh, nhưng máu chảy vào lọ là máu khử oxy đỏ sẫm.
"Việc tĩnh mạch màu xanh lam hoặc xanh lục gần giống như một ảo ảnh do tĩnh mạch nằm dưới lớp da mỏng nhưng vô cùng quan trọng. Những màu sắc mà chúng ta nhìn thấy phụ thuộc vào bước sóng mà võng mạc cảm nhận được", Fertrin cho biết. Các lớp da khác nhau khiến các bước sóng phân tán theo những cách khác nhau, ông nói.
Dưới lớp da sẫm màu, tĩnh mạch thường màu xanh lục. Tĩnh mạch có thể mang màu xanh lam hoặc tím dưới màu da sáng hơn. Nguyên nhân là bước sóng ánh sáng xanh lục và xanh lam ngắn hơn bước sóng đỏ.
Ánh sáng đỏ xuyên qua mô người tốt hơn ánh sáng xanh. Vì vậy, trong khi các bước sóng màu đỏ được da của chúng ta hấp thụ, thì màu xanh lá cây và xanh lam được phản xạ và phân tán trở lại chúng ta.
Cũng có thể thấy rằng một số mạch máu khác, điển hình như các mao mạch nhỏ do nằm ở gần bề mặt da, nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi "ảo ảnh" này. "Đầu ngón tay có màu hồng vì các mao mạch gần bề mặt hơn nhiều so với tĩnh mạch", Fertrin nói.
Điều này tương tự với những gì xảy ra trong giai đoạn đầu của một vết bầm - thực chất là máu nằm bên ngoài mạch. Nếu bị thương gần bề mặt, vết bầm sẽ mang màu đỏ hoặc đỏ tím, nhưng nếu sâu hơn, nó sẽ màu xanh tím.
Trường hợp tương tự cũng xảy ra khi chúng ta bị một vết bầm do va đập. Nếu ở gần bề mặt, nó sẽ có màu đỏ hoặc đỏ tía. Trong khi đó nếu vết bầm sâu hơn, nó sẽ có màu xanh tím.
Nói nôm na, màu sắc của máu không hề thay đổi. Chỉ là do mắt người cảm nhận chúng qua da thế nào mà thôi.
Thực tế, máu xanh có tồn tại, ít nhất là trong cua, tôm hùm, bạch tuộc và nhện. Những sinh vật này có đồng trong máu thay vì sắt, khiến máu mang màu xanh lam, theo Hiệp hội Hóa học Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đừng ăn nhiều phần này của cá, nó có độc, có thể gây hại cho gan và thận, thậm chí có thể 'kích hoạt tế bào ung thư'!
Đừng vội bỏ chảo chống dính cũ, mẹo hay giúp bạn 'lãi' ngay một chiếc mới
Tử vi hôm nay 29/12/2024 của 12 con giáp: Tý đón vận may, Dần tài lộc rực sáng
Trong số anh chị em, người có vận may tốt thường có hai yếu tố này, bạn có yếu tố đó không?
Có nên đặt tiền thật lên bàn thờ? Giải mã ý nghĩa tâm linh từ chuyên gia phong thủy khiến nhiều người bất ngờ
Kinh nghiệm người xưa truyền lại: Dọn dẹp nhà cửa cuối năm thế này để xua đuổi thần nghèo, rước đón tài lộc, vận may ập đến