Vị thuốc giúp “trường sinh” vừa gần gũi vừa rẻ tiền mà người Việt vẫn bỏ qua
Thầy tử vi tiết lộ: Nhược điểm "chí mạng" của 12 con giáp khiến phụ nữ cứ khổ mãi, đàn ông khó mà giàu / Chị em nào may mắn có tướng tay “mệnh phượng hoàng”: Đầu tư một vốn bốn lời, cả đời hưởng phúc phần trời cho
Củ “nhân sâm” mà ông trời ban tặng
Củ ấu có tên khoa học trapa cochinchinensis Lour, thuộc họ Ấu – Trapaceae hay còn gọi là ấu nước, hạt dẻ nước. Theo Đông Y, củ ấu vốn có vị ngọt, tính mát; bổ tỳ, vị.
Tất cả các thành phần của cây củ ấu đều được làm thuốc vì có nhiều tác dụng trị bệnh hữu hiệu. Thân cây ấu có vị ngọt hơi chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm giải độc các cơ quan trong cơ thể như gan, thận, tiêu trừ các chất độc tích tụ lại thành sỏi gây tổn hại sức khỏe.
Củ ấu có tác dụng giải nhiệt rất tốt, đồng thời thanh trừ các khí hư trong cơ thể, hỗ trợ quá trình lọc máu, giúp cơ thể được thanh sạch toàn diện. Đặc biệt trong những ngày nắng nóng, giúp giải nhiệt vô cùng hiệu quả.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra các số liệu nói về thành phần dinh dưỡng bên trong củ ấu, chứng minh đây thực sự là một loại “nhân sâm” quý giá: chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như gluxit, đường gluco, protein… Cứ 100g củ ấu sẽ có khoảng 48,2g nước, 0,8mg natri, 3,4g protein, khoảng 730 calorie, 32,1g chất bột đường, 3,3g đường, 17,6mg can-xi, 0,4mg kẽm, 0,7mg sắt, 468mg kali…
Từ 2 đến 3 lần/tuần ăn sáng hay ăn vặt với củ ấu là đã giúp giữ vững sức khỏe, ngăn chặn các tiến trình lão hóa ngay từ bên trong tế bào, tạo nền nền cho sự trường sinh của thân thể lẫn trí não của bạn.
Ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tuyến giáp
Bướu cổ hay các bệnh liên quan về tuyến giáp vốn không quá nguy hiểm nhưng cũng không thể xem nhẹ vì chúng kéo theo nhiều biến chứng khó lường. Có một thực tế là tại các vùng sâu vùng xa không ít gia đình vẫn chưa có thói quen sử dụng muối Iốt trong các bữa ăn hằng ngày nên mắc phải các bệnh bướu cổ. Thật may mắn khi người dân nơi đây có một thứ khác thay thế, đó chính là củ ấu.
Ăn củ ấu thường xuyên giúp ngăn ngừa các chứng rối loạn tuyến giáp, cân bằng lượng muối khoáng, hạn chế những chứng bệnh có liên quan đến bướu cổ và tuyến giáp, vừa ngon lại tốt cho sức khỏe.
Điều trị bệnh trĩ, khắc phục mụn nhỏ sưng viêm
Nhờ tính ngọt nhưng lành tính, khả năng giải nhiệt cao nên củ ấu giúp điều trị các chứng bệnh liên quan tới nhiệt trong cơ thể, phổ biến nhất chính là mụn nhọt.
Trẻ con cơ thể vốn yếu, dễ chịu nhiều tác động bên ngoài, cơ thể hay sinh nhiệt, nóng hừng, hay nổi ghẻ nhọt. Trong dân gian hay dùng củ ấu đốt thành than, thêm một ít chu sa, băng phiến rồi nghiền thành bột mịn trộn với nước sôi để nguội cho sền sệt, dùng hỗn hợp đó bôi lên vùng da bị ghẻ, mau hết sưng, đau ngứa liền.
Ngoài ra, vỏ củ ấu sấy khô, tán thành bột trộn đều với dầu mè bôi lên búi trĩ giúp giảm đau, hạn chế tình trạng viêm và sưng tấy, giúp thu nhỏ búi trĩ.
Các chất chống oxy hóa
Củ ấu chứa rất nhiều chất chống oxy hóa quan trọng để phòng bệnh, ngăn ngừa chữa lành các tổn thương DNA và phục hồi mô. Một nghiên cứu tại Ấn Độ phát hiện củ ấu có thể bảo vệ hệ thần kinh khỏi những tổn thương oxy hóa, do đó làm chậm quá trình lão hóa.
Thanh lọc
Củ ấu giúp thanh lọc cơ thể, đặc biệt là gan, giúp mang lại sức khỏe tốt cũng như chữa lành tiêu chảy.
Tinh bột kháng bệnh
Củ ấu chứa một số tinh bột kháng thuốc dưới dạng amyloza không bị phân hủy trong ruột non, được lên men và trở thành thức ăn cho vi khuẩn tốt trong đại tràng, giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?