Đời sống

Viêm loét dạ dày với món quà vặt mà chị em công sở thi nhau ăn

Viêm loét dạ dày và một số bệnh về đường tiêu hóa với món ăn vặt mà chị em công sở thi nhau ăn hằng ngày.

Khoai lang lành tính nhưng tuyệt đối không được ăn cùng 4 thực phẩm này, tránh ngộ độc, viêm loét dạ dày / 5 loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn khi bụng đói, không những gây đau bụng, tiêu chảy mà còn "bào mòn" dạ dày của bạn

Nhót là loại quả được trồng nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Nhót có thể ăn trực tiếp hoặc dùng để nấu canh chua. Mùa nhót chính vụ là vào khoảng giữa tháng 3. Vì thế, nếu muốn ăn nhót ở thời điểm này, khách hàng chỉ có thể tìm đến nhót xanh.

Khác với nhót chín, nhót xanh ngoài vị chua còn có vị chát chát. Theo nhiều người, chính vị chua chát đặc trưng này đã làm nên sức hấp dẫn riêng của nhót xanh. Ngoài ra, trào lưu ăn nhót xanh chấm chẩm chéo hoặc muối ớt được lan truyền trên mạng Internet những ngày gần đây cũng khiến loại quả này trở thành món ăn vặt hot của chị em công sở.

Viêm loét dạ dày với món quà ăn vặt mà chị em công sở thi nhau mua

Viêm loét dạ dày với món nhót xanh

Mặc dù quả nhót tương đối lành nhưng các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng nếu ăn quả nhót không đúng cách cũng bất lợi sức khỏe. Có những điều cần tránh khi ăn quả nhót bạn nên biết là quả càng chín, bụi phấn bám đậu bên ngoài càng mỏng, dễ chà hơn. Khi ăn bạn nên cạo sạch lớp bụi phấn tránh gây đau họng do vẩy nhót bám vào.

Ngoài ra, do nhót có vị chua, chát nên mọi người cần tránh ăn quả khi đang đói bụng vì dễ gây kích ứng dạ dày. Thời điểm ăn hợp lý là nên ăn sau bữa cơm khoảng 30 phút bạn. Khi mắc bệnh mà cơ thể phát lạnh thì không ăn nhiều trái cây có vị chua chát như nhót, mận, xoài…

Bên cạnh đó, một trong những điều cần tránh khi ăn quả nhót bạn nên biết là không phải ai ăn cũng có lợi. Một số đối tượng cần lưu ý thận trọng khi ăn nhót và không nên ăn quá nhiều quả nhót: Người bị đau hoặc viêm loét dạ dày khi ăn cần thận trọng do tính axit cao của loại quả này có thể làm tăng các cơn đau khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Những người bị hội chứng ruột kích thích bị táo bón xen lẫn với tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, trướng hơi... cũng nên kiêng nhót.

Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dạ dày, hệ tiêu hóa còn quá non nớt có thể chưa thích nghi được với vị chua của nhót. Với trẻ lớn hơn, khi ăn nhót cần lưu ý để tránh bị hóc hạt vì nó có thể gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ nếu không cấp cứu kịp thời.

Không chỉ vậy, lớp phấn bên ngoài nhót có thể khiến bạn bị ngứa họng, ho hay viêm họng. Thông thường, với nhót chín, bạn có thể dễ dàng mài sạch lớp phấn cứng này. Tuy nhiên, với nhót xanh, những hạt phấn này khó loại bỏ hơn. Do đó, khi ăn nhót xanh vẫn còn sót lớp phấn này, bạn thường có triệu chứng ho và ngứa họng liên tục sau khi ăn xong.

 

Vì những lý do trên, bác sĩ Hoàng Cao Sạ, BV Đa khoa Nam Định khuyến cáo chúng ta chỉ nên dùng nhót xanh để chế biến các món ăn hoặc nấu canh để cân bằng độ chua của quả, tránh ăn nhót xanh trực tiếp với số lượng nhiều. Đặc biệt, những người mắc các bệnh về đường tiêu hoá hay đau dạ dày cần tuyệt đối tránh xa loại quả này. Nếu muốn ăn, những đối tượng này cần ăn lót dạ trước hoặc ăn nhót xanh sau khi ăn cơm. Mỗi lần ăn, không nên ăn quá 7 quả nhót.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm