Đời sống

Viêm mũi dị ứng và cách điều trị hiệu quả

Thay đổi thời tiết, khói bụi, phấn hoa…là những tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng. Đây là bệnh khó điều trị, thường xuyên tái phát vì liên quan đến dị ứng.

Cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất giúp bạn dễ chịu hơn / Người bị viêm mũi dị ứng phải tránh xa những món ăn dưới đây

Viêm mũi dị ứng thường được biểu hiện bằng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và có thể kèm ngứa, chảy nước mắt. Bệnh không đe dọa, nhưng lại gây khó chịu đáng kể cho người bệnh trong thời gian dài.

Nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng

Thông thường viêm mũi dị ứng là do thời tiết thay đổi, nóng lạnh bất thường, ẩm thấp, do phấn hoa, khói bụi,... người bệnh chỉ khỏi khi không gặp phải những yếu tố này nhưng điều này rất khó vì trong môi trường hiện diện rất nhiều các dị ứng nguyên, nhiều khi không xác định được người bệnh bị dị ứng với chất gì. Có trường hợp là do yếu tố di truyền hay một số thực phẩm như sữa, trứng, tôm, cua, cá... cũng có thể gây dị ứng khi ăn không đúng cách.

Viêm mũi dị ứng do phấn hoa

Viêm mũi dị ứng do phấn hoa

Ngứa mắt, mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, sau đó ngạt mũi là những triệu chứng của viêm mũi dị ứng, một số người nhầm lẫn đây là cảm lạnh hay cảm cúm, tuy nhiên bệnh cảm, cúm có thể hết trong một tuần, còn viêm mũi dị ứng lại kéo dài hàng tuần thậm chí hàng tháng.

Phương pháp điều trị

Nguyên tắc điều trị quan trọng là không tự ý mua thuốc, chỉ sử dụng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, người có bệnh lý về tim mạch và tiểu đường cần đặc biệt chú ý khi chữa trị vì có những loại thuốc chống dị ứng không an toàn với đối tượng này.

Để chữa viêm mũi dị ứng thường người bệnh được chỉ định thuốc uống, thuốc nhỏ hoặc xịt tại chỗ. Đối với thuốc uống có nhóm kháng histamin trị dị ứng giúp giảm triệu chứng ngứa mũi, chảy mũi, sổ mũi, chảy nước mắt; nhóm thuốc uống kháng sinh dùng khi bệnh lý về mũi có liên quan đến nhiễm khuẩn. Thuốc gây co mạch giúp thông mũi, trị nghẹt và nhóm thuốc glucocorticoid chỉ uống khi bị viêm mũi viêm xoang nặng và mạn tính.

Đối với thuốc dùng tại chỗ như thuốc co mạch nhỏ mũi giúp thông mũi nhưng không được dùng quá 7 ngày để tránh nhờn thuốc. Nhóm thuốc này không dùng cho trẻ nhỏ vì có thể gây choáng. Đối với thuốc glulcocorticoid dạng xịt có tác dụng tại chỗ tốt nhưng có thể gây khô họng, khô miệng. Với những người bị viêm mũi dị ứng nhiều lần trong một năm thường được khuyên chữa bệnh bằng miễn dịch liệu pháp.

 

Rửa mũi mỗi ngày để phòng tránh viêm mũi dị ứng

Rửa mũi mỗi ngày để phòng tránh viêm mũi dị ứng

Người bệnh được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công cao chỉ với trường hợp dị ứng phấn hoa, bụi nhà, lông chó mèo và thời gian điều trị phải kéo dài nhiều năm.

Viêm mũi dị ứng là bệnh dễ xảy ra với số người mắc bệnh ngày càng lớn, bên cạnh phương pháp chữa trị bằng tây y, Việt Nam ta đã nghiên cứu và phát triển các phương thuốc Đông y phòng chống viêm mũi dị ứng kết hợp viêm xoang hiệu quả. Một trong những phương thuốc nổi tiếng trong lĩnh vực này là Thương nhĩ tử tán của danh y Nghiệm Dung Hòa, người Trung Quốc.

Đây là phương thuốc được đánh giá có hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang do khí lạnh, sự thay đổi thời tiết thất thường gây nên. Phương thuốc gồm bốn vị : Thương nhĩ tử, Tân di, Bạch chỉ, Bạc hà, có công dụng phát tán phong hàn, trừ phong thấp, giúp thông mũi, giảm tiết dịch mũi, giảm đau mũi, chống phù nề, sưng viêm, làm hết mủ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm