Vợ đòi ly hôn khi nhìn đến mâm cơm cữ, bức xúc nhất là câu nói từ chồng
Tôi nghẹn lòng khi biết lý do mẹ chồng luôn chê bai con dâu nhưng lại khen nức nở con trai mình / Xung phong chăm con dâu mới sinh nhưng mẹ chồng khiến tôi nhiều phen muối mặt xấu hổ
Trong một cuộc hôn nhân, chuyện hai vợ chồng phải thống nhất chuyện chi tiêu, tiền bạc là điều đương nhiên. Nhưng suy cho cùng, nếu như quá khắt khe chi li trong chuyện tiền bạc thì thật khó để cả hai có thể vui vẻ bên nhau.
Xã hội bây giờ, nhiều bà mẹ lựa chọn bồi dưỡng và kiêng cữ sau sinh khá kỹ càng. Một trong số đó là việc đặt cơm cữ dinh dưỡng bên ngoài để đảm bảo vừa đủ chất, vừa ngon miệng và người nhà lại không vất vả.
Một cô vợ họ Phương đã đăng tải câu chuyện liên quan đến vấn đề cơm cữ của bản thân. Theo đó, cô Phương đã sinh em bé được vài ngày. Vợ chồng cô sinh sống ở thành phố, bố mẹ cô đã qua đời, bố mẹ chồng già yếu không thể nào phụ chăm sóc được. Bởi vậy ngay từ ban đầu cô xác định chuyện sinh và nuôi còn là do hai vợ chồng tự xoay sở.
"Chồng tôi vốn là một người chi li và tính toán. Từ khi kết hôn tôi mới phát hiện ra điều đó. Anh ta rất thích "đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành", vợ mua gì làm gì hay ăn gì chồng cũng can thiệp. Đây là tôi còn tự đi làm, có kinh tế nhưng anh ấy vẫn luôn can thiệp. Chồng tôi đã khiến hai vợ chồng phải cãi vã nhiều lần sau khi kết hôn vì sự tằn tiện chi ly của anh ấy", cô Phương kể.
Ảnh minh họa. |
Ngay cả khi cô mang thai, cô muốn dùng sữa bầu loại tốt, thuốc bổ loại xịn, chồng cũng mặt nặng mày nhẹ. Cô Phương rất chán nản. Có thể vì chồng sinh ra trong gia đình không khá giả, cuộc sống vất vả nên đã quen lối sống như thế. Tuy nhiên, khi đã kết hôn, hai vợ chồng nên hòa hợp với nhau trong vấn đề chi tiêu nhưng sau bao cuộc trò chuyện không thể giải quyết. Cô Phương cũng không biết làm thế nào.
Cô chia sẻ: "Tôi sắp sinh con, vì bố mẹ hai bên không thể giúp đỡ, chồng lại đi làm nên tôi đã quyết định đặt cơm cữ dinh dưỡng ở bên ngoài cho tháng đầu tiên sau sinh. Thêm một lí do khác khiến tôi làm điều này là bởi chồng nấu nướng quá tệ. Anh ấy hoàn toàn không biết nấu sao cho ngon. Tôi nghĩ phụ nữ sau sinh cần hồi phục sức khỏe nên quyết định đặt luôn.
Ai ngờ sau khi biết chuyện, chồng tôi đã lớn tiếng mắng mỏ và nói nặng lời. Anh ta nói rằng tưởng tôi là kiểu phụ nữ biết thu vén, giản dị tiết kiệm, ai ngờ tôi lại hoang phí như thế. Sinh con thì ai chẳng sinh, tại sao tôi phải cố sang chảnh làm gì.
"Ăn cơm mà còn cần người hầu sao. Tôi nấu cơm thì không được à mà phải đặt bên ngoài đắt đỏ đến vậy, hoang phí", chồng nói.
Sau đó anh ta thậm chí còn đến trung tâm xin rút lại tiền. Đương nhiên, người ta chỉ trả lại đúng một nửa số đó. Chồng tôi tuyên bố sẽ tự nấu cơm cho vợ ăn sau sinh. Nhưng thật sự cơm anh ta nấu tôi nuốt không trôi, nhìn mâm cơm mà tôi chỉ còn thấy bực bội và tủi thân trong lòng. Quá bức xúc, tôi chỉ muốn ly hôn ngay lập tức. Tôi sinh mấy ngày không có lấy một bữa dễ nuốt. Tôi đã đăng ký vào trung tâm ở cữ, chi phí còn đắt gấp 10 lần cơm cữ nhưng tôi chẳng lăn tăn. Tôi phải thương lấy mình và con, đợi ở cữ xong tôi ly hôn cũng được".
Ảnh minh họa. |
Sau khi câu chuyện, nhiều người tỏ ra bức xúc với cách hành xử của chồng cô Phương. Phụ nữ sau sinh rất mệt và cần bồi bổ rất nhiều. Anh ta không thể nấu nướng nhưng lại ngăn cản vợ chi tiền để ăn ngon. Đây chắc chắn là một điều gây nên sự tủi thân và đau khổ với một sản phụ.
Nhiều người cũng cho rằng cô Phương nên suy nghĩ thật sự về chuyện ly hôn. Người đàn ông chi li và tằn tiện ngay cả trong chuyện vợ mang bầu và sinh con thì không còn gì để nói nữa rồi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mẹo cực hay rửa sạch xoong nồi bị cháy không cần tốn sức
Tử vi tuổi Tý tháng 11/2024: Rắc rối bủa vây, cần tự xem xét bản thân
Trúng số 2 tỷ liền bỏ vợ vô sinh, 3 năm sau gặp lại tôi tái mặt quay đi vội
Người xưa dạy: 'Lưng rùa, eo rắn chớ kết bạn, liếc mắt nhìn người chẳng cần dao'
'Đàn ông sợ tháng tám, đàn bà sợ tháng mười hai âm lịch' nghĩa là gì? Tại sao đàn ông sợ tháng 8? Vấn đề ở đây là gì?
Giật mình vì thói quen sử dụng máy giặt không đúng cách của bà nội trợ