Đời sống

Vo gạo mấy lần để cơm dẻo mà không mất chất?

Việc vo gạo tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng.

Độc tính từ rau má, ngải cứu vô cùng nguy hại mà ít ai biết / Cuối tuần về quê thăm mẹ đẻ, chồng nghẹn ngào khi nhìn thấy bóng người đang múc nước bên giếng, rồi sau đó thay đổi quyết định quan trọng

Cơm là món không thể thiếu trên bàn ăn của người Việt. Nó cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, cơm còn chứa nhiều vitamin B (B1, B3, B6) và chất xơ. Lớp ngoài của hạt gạo chứa các khoáng chất như magie, sắt, kẽm...

Nhiều người cho rằng nấu cơm hết sức đơn giản chỉ cần vo gạo, thêm nước vừa đủ. Những việc còn lại sẽ do nồi cơm điện đảm nhận. Tuy nhiên, chỉ riêng việc vo gạo thôi đã rất nhiều người làm sai.

Mặc dù gạo tương đối sạch nhưng chúng ta vẫn giữ thói quen vo gạo trước khi nấu. Nó giúp rửa rôi lượng bụi bẩn và tạp chất còn sót lại trong gạo. Tuy nhiên, vo gạo sao cho đúng cách cũng không phải việc đơn giản.

vo-gao-01
Ảnh minh họa.

Nhiều người có thói quen vo gạo nhiều lần, dùng tay chà xát gạo thật mạnh cho đến khi phần nước trở nên trong suốt. Cách làm này sẽ khiến những dưỡng chất ở bên ngoài hạt gạo bị hao hụt đi rất nhiều. Cơm chỉ còn phần lõi tinh bột. Trong khi đó, tiêu thụ quá nhiều tinh bột sẽ khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ béo phì, tiểu đường... Khi vo gạo quá kỹ, chính chúng ta đã tự đổ đi những chất dinh dưỡng quan trọng như glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6...

Do đó, thay vì vo gạo quá nhiều lần, bạn chỉ làm một lần là đủ. Khi vo gạo hãy khuấynhẹ tay cho bụi bẩn và tạp chất lẫn bên trong gạo trôi ra ngoài.

Ngoài ra, khi nấu cơm, hãy sử dụng nước nóng thay cho nước lạnh. Khi dùng nước lạnh, hạt gạo sẽ trương nở ra. Các dưỡng chất cũng tan ra trong nước rồi bốc hơi.

Nước nóng giúp gạo nhanh chín, chín đều, dẻo thơm hơn. Nước nóng cũng làm lớp màng bên ngoài hạt gạo co lại nhanh giúp giữ lại các vitamin quý giá bên trong hạt gạo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm