Vợ không chịu về quê ăn Tết, tôi nóng mặt ra thành phố tìm để rồi mới thấy thương vợ vô cùng
Thương đứt ruột khi vợ bỗng mắc bệnh, tôi gục ngã khi phát hiện bí mật phía sau / Vợ chồng lục đục ly hôn, tôi đờ đẫn thấy người đàn ông lạ chờ sẵn ngoài tòa án
Vợ chồng tôi sống ở quê cuộc sống quá khó khăn, 3 đứa con nheo nhóc, tiền ăn chạy từng bữa, công việc lúc có lúc không.
Đầu năm vừa rồi có một người hàng xóm rủ vợ tôi đi làm giúp việc cho con gái họ, lương 7 triệu đồng. Sau nhiều ngày suy nghĩ cuối cùng vợ tôi đã quyết định để lại 3 con cho tôi chăm sóc, còn cô ấy ra thành phố làm việc.
Từ đó tháng nào vợ cũng gửi tiền về cho bố con tôi, cuộc sống của gia đình từ đó cũng khởi sắc hơn. Ở nhà tôi vẫn đi làm bình thường, con gái lớn học cấp 2 có thể lo toan cho các em.
Mong chờ Tết Nguyên Đán này vợ về quê, bởi từ khi đi làm cô ấy chưa một lần về thăm nhà, dù chỉ cách có 300km. Thế nhưng mấy ngày trước vợ nói Tết này sẽ không về quê, ở lại coi nhà cho chủ yên tâm về quê nội. Tôi bảo nhớ vợ lắm rồi không về thì gia đình mất Tết thôi?
Cô ấy nói là nếu ở lại trông nhà cho chủ thì sẽ được trả thêm 5 triệu đồng nữa. Vợ bảo có mấy ngày trực Tết mà được trả hậu thế nên ham, bằng làm ở quê cả tháng trời. Cô ấy bảo rất nhớ gia đình nhưng nếu không ở lại làm thì nhà chủ họ sẽ ghét mình và khó ở lại làm việc được nữa. Vợ động viên bố con tôi cố gắng đón cái Tết đầy đủ một chút, cả nhà có thể chúc nhau qua điện thoại.
Tôi không tin những điều vợ nói, phải chăng cô ấy đang cặp kè với người đàn ông khác nên không muốn về với bố con tôi. Ngay hôm sau tôi khăn gói lên thành phố xem vợ làm ăn thế nào, chứ cứ xa cách thế này mất cô ấy không biết chừng.
Ảnh minh họa.
Theo địa chỉ tôi đến trước một căn nhà khá to đẹp, khi nhìn thấy vợ tôi định vào luôn nhưng rồi lại lưỡng lự, sợ cô ấy không hài lòng, đành đứng từ xa để theo dõi.
Tôi đến vào đúng ngày gia chủ chuẩn bị về quê đón Tết. Nhìn cách vợ khúm núm khi nói chuyện với nhà chủ mà tôi khó chịu, đến khi nghe thấy tiếng quát mắng của hai vợ chồng nhỏ tuổi kia với vợ tôi mà xót hết cả ruột.
Đợi chủ nhà đi rồi tôi mới dám bước đến gọi cửa, khi nhìn thấy chồng, vợ rất kinh ngạc nhưng cũng vui mừng. Tôi định bước vào nhà thế nhưng vợ ngăn lại ngay, cô ấy nói là khắp ngôi nhà chỗ nào cũng lắp camera. Giờ tôi mà vào nhà chủ biết được sẽ rầy la. Sau đó vợ kéo tôi ra một góc ngoài đường ngồi nói chuyện.
Tôi bảo nhìn cách đối xử của chủ nhà với vợ không được tốt lắm nên nghỉ làm cho khỏe, tìm nhà khác tốt hơn để làm. Vợ nói đã là giúp việc thì mình phải bớt đi cái tôi, chẳng chủ nào muốn một người làm trái ý họ cả. Tuy nhà đó khó chịu nhưng tiền lương cũng hậu, công việc cũng nhàn hạ.
Vừa nói vợ vừa khóc bảo nhớ con và khát khao được về quê cùng chồng nhưng vì miếng cơm khiến cô ấy không đành lòng nghỉ việc. Suốt một năm không gặp vợ tôi nhớ lắm nhưng đến khi gặp nhau thì chỉ được nhìn thấy nhau thôi. Tôi khuyên vợ nên nghỉ việc cho khỏe chứ phải đợi chờ cô ấy một năm nữa tôi không biết có thể giữ mình được không.
Đến lúc này thì vợ mới đồng ý cùng tôi đi nhà nghỉ và sau đó tôi thật sự không muốn rời xa vợ nữa. Thế nhưng tôi khuyên thế nào cô ấy cũng không có ý định về quê với bố con tôi. Cô ấy bảo vợ chồng chịu khó xa cách khi còn trẻ, để về già được an nhàn.
Tôi rất nhớ vợ mà không biết phải nói thế nào cho cô ấy hiểu là bố con tôi không thể thiếu bàn tay người vợ người mẹ trong gia đình được. Mọi người cho tôi lời khuyên với?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sốc với món quà cưới độc đáo từ hội người yêu cũ của chồng: Đám cưới tưởng chừng hạnh phúc bỗng hóa "biến cố" không tưởng!
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?