Đời sống

Vỏ lon bia trở thành bức tranh tuyệt đẹp

Những món đồ tưởng chừng vứt đi như vỏ lon bia, thân cây gỗ mục… qua đôi bàn tay khéo léo, sáng tạo của những người phụ nữ đã trở thành sản phẩm có giá trị.

5 cách giúp bạn cầm máu cho vết thương tại nhà / Tác dụng bất ngờ của cà chua đối với sức khỏe

Từ vỏ lon bia thành... tranh hoa

Chị Nguyễn Thị Huế (Hà Nội) chia sẻ, bản thân chị là người thích tranh từ những nguyên vật liệu như vải, giấy, gỗ... mà không phải là những tác phẩm được vẽ thông thường. Tình cờ, một lần cầm những vỏ lon bia, chị Huế nghĩ đến việc thử nghiệm làm một loại tranh mới từ vật liệu này. Vậy là chị lên ý tưởng làm thành một bức tranh hoa sen. Tác phẩm đầu tay được mọi người khen ngợi, tạo động lực để chị Huế bắt tay làm tiếp các loại tranh hoa cúc, hướng dương, hoa hồng... bằng vỏ lon bia.

Khởi nghiệp bằng đồ tái chế - Ảnh 1.

Khi mới thực hiện, chị Huế cảm thấy lo lắng vì vỏ lon bia sắc cạnh, dễ gây đứt tay. Nhưng đến khi sử dụng mới thấy vỏ lon bia vừa mềm, dễ cắt lại vừa dẻo, thuận lợi để tạo hình cánh hoa, nhụy hoa. Chị Huế còn tận dụng những chiếc bút bi hết mực để tạo những đường gân cho cánh hoa thêm đặc sắc. Vì giữ nguyên màu sắc của vỏ lon bia khi làm nên chị thường sử dụng những màu vải tối để tạo nền, giúp hoa thêm nổi bật. Một bức tranh từ vỏ lon bia mất khoảng bốn tiếng đồng hồ để hoàn thành. Nếu trong quá trình làm, muốn nhiều chi tiết phức tạp hơn thì có thể mất một ngày.

Khởi nghiệp bằng đồ tái chế - Ảnh 2.

Hiện tại, kênh youtube làm đồ thủ công của chị Huế có khoảng 1.000 người theo dõi. "Mình làm với mong muốn lan toả phong trào tái chế và bảo vệ môi trường", chị Nguyễn Thị Huế chia sẻ.

Bình hoa bằng lũa

Thay vì bỏ đi phần thân cây đã bị phân hủy, chị Nguyễn Thanh Hiền tận dụng phần lõi gỗ (còn gọi là lũa) để tạo ra những sản phẩm nghệ thuật. Là người Huế sinh sống ở Hà Nội, chị Hiền đến với lũa như một cái duyên. Năm học lớp 12, chị Hiền có dịp được tham gia đoàn học sinh đi giao lưu tại Nhật Bản.

Khởi nghiệp bằng đồ tái chế - Ảnh 3.

"Chất liệu lũa có thể tạo ra công năng thuận theo dáng tự nhiên, phù hợp với triết lý của Ikebana", chị Hiền chia sẻ.

Tại đây, chị được tiếp xúc với nghệ thuật cắm hoa Ikebana. Đây là môn nghệ thuật có triết lý hoa đạo, mô tả tinh thần, vẻ đẹp của thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên... Yêu thích rồi tìm hiểu loại hình nghệ thuật này, chị nhận thấy bình cắm hoa Ikebana thường là kim loại, gốm, tre, ít người làm bằng gỗ. Thanh Hiền gặp chất liệu lũa một cách tình cờ khi đi tìm nguyên liệu gỗ để làm bình hoa. "Chất liệu lũa có thể tạo ra công năng thuận theo dáng tự nhiên, phù hợp với triết lý của Ikebana", chị Hiền chia sẻ.

Khởi nghiệp bằng đồ tái chế - Ảnh 4.

Để làm ra sản phẩm gỗ lũa, trước tiên phải làm sạch và xử lý mối mọt. Chị Hiền là người lên ý tưởng sáng tạo dựa trên dáng vóc các khối lũa thô, sau đó chuyển cho cộng sự của mình tạo hình. Thanh Hiền cho biết, trong quá trình sáng tạo, người thiết kế phải làm sao vừa giữ được đường nét tự nhiên của gỗ vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, tính ứng dụng cao. Đến nay, các sản phẩm của chị Hiền và các cộng sự chủ yếu là nội thất gia đình như bình hoa, bát, đèn ngủ, tiểu cảnh... và theo chủ đề trà đạo như bát tráng ấm, khay trà, ống đựng trà, đế lót cốc chén.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm