Đời sống

Vỏ ngoài tủ lạnh nóng ran: Xem ngay những cách hạ nhiệt dưới đây, không lo tủ hỏng

Khi thấy tủ lạnh bị nóng, bạn đừng vội lo lắng. Hãy thực hiện những cách dưới đây để làm mát tủ lạnh, giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

Thấy lon nước ngọt uống dở trong tủ lạnh, tôi khó hiểu nên lén lắp camera rồi sụp đổ khi phát hiện bí mật của chồng / Cách giữ rau thơm, măng tây, dưa chuột sau 3-7 ngày vẫn tươi xanh mà không cần tủ lạnh

Nguyên nhân khiến tủ lạnh bị nóng

Về cấu tạo, máy nén của tủ lạnh được lắp ở hai bên hông tủ. Khi tủ hoạt động, chất làm lạnh lưu thông trong đường ống dẫn ở hai bên hông và tỏa nhiệt ra bên ngoài. Điều này khiến phần vỏ ngoài bên hông tủ bị nóng lên.

Khi hai bên hông tủ mát là lúc máy nén đang ở chế độ nghỉ. Khi máy nén hoạt động trở lại, nó sẽ nóng lên.

tu-lanh-bi-nong-hai-ben-01
Ảnh minh họa.

Ngoài ra, nếu nhiệt độ trong nhà cao, nhất là vào mùa hè, máy nén phải làm việc lâu hơn để làm lạnh thì nhiệt độ hai bên tủ lạnh cũng tăng lên nhiều hơn.

Đối với những chiếc tủ lạnh mới mua, hiện tượng nóng lên hai bên hông là bình thường.

Cách khắc phụ hiện tượng hai bên tủ lạnh bị nóng

Đầu tiên, bạn cần phải đặt tủ lạnh ở những nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Ngoài ra, không nên để tủ gần bếp hay các thiết bị có thể tỏa nhiệt khác.

Hai bên hông và phía sau tủ lạnh cần phải có khoảng cách với tường và các vật xung quanh để hơi nóng lưu thông và thoát ra ngoài. Không nên kê tủ sát tường hoặc sát các vật dụng khác. Khoảng cách với tường là từ 10 đến 15 cm.

 

Hạn chế đặt các đồ dùng lên trên nóc tủ. Không để các loại chai, lon nước có gas trong ngăn đá tủ lạnh vì khi bị đông cứng chúng có thể phát nổ.

chuyen-gia-canh-bao-su-xuat-hien-cua-bien-chung-covid-22-04

Nên bảo quản một lượng thực phẩm nhất định trong tủ lạnh. Quá ít thực phẩm khiến tủ lạnh tỏa nhiệt chậm lại, đồng thời làm lãng phí điện năng. Trong khi đó, quá nhiều đồ ăn lại khiến tủ phải làm việc liên tục, vừa gây tốn điện vừa khiến tủ nhanh hỏng.

Không nên mở tủ lạnh thường xuyên hoặc trong thời gian dài vì sẽ làm thay đổi nhiệt độ bên trong, khiến tủ phải hoạt động nhiều hơn để làm lạnh từ đó có thể làm phần vỏ ngoài của tủ trở nên nóng hơn.

Đối với thức ăn thừa, chỉ nên cho vào tủ lạnh khi chúng đã nguội.

Nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để đảm bảo vệ sinh và cũng giúp tủ hoạt động tốt hơn.

 

Lưu ý, tình trạng nóng lên ở hai bên tủ lạnh là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn đã áp dụng các biện pháp trên mà vẫn thấy tủ rất nóng, nóng thường xuyên thì nên liên hệ với thợ sửa chuyên nghiệp để tìm hiểu vấn đề.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm