Vợ than "trầm cảm tới nơi" vì cơm cữ mẹ chồng nấu quá đạm bạc, khi chất vấn bà khổ sở giải thích, nhưng nghe xong tôi giận run người
Vì sao trời nóng, càng bật quạt điện số to lại càng cảm thấy nóng bức? / Nên đặt quạt dưới chân hay ở đầu giường? Cách dùng quạt đúng để tốt cho sức khỏe theo lời khuyên từ chuyên gia
Thoa - vợ tôi mới sinh con trai đầu lòng. Đương nhiên, hai bên gia đình đều rất hạnh phúc. Đặc biệt là mẹ tôi. Bà bỏ hết cả 2 sào rau, đàn lợn nái chỉ để ở nhà cơm nước cho con dâu. Phụ Thoa tắm rửa, bỉm sữa cho thằng cháu đích tôn. Thế nhưng, trước sự quan tâm chu đáo của mẹ chồng thì Thoa lại rất hờ hững. Thậm chí, cô ấy còn tỏ ra khó chịu và nào cũng đòi lên Hà Nội hoặc về ngoại.
Mới được có 2 tuần mà vợ đã kêu trời sẽ trầm cảm khi ở quê với mẹ chồng. Nào thì mẹ chồng cổ hủ, mẹ chồng khó tính, mẹ chồng can thiệp quá sâu vào chuyện ăn ngủ nghỉ của con dâu. Nhưng đỉnh điểm, Thoa bảo bà cho cô ăn uống kham khổ. Bữa cơm cữ suốt 2 tuần chỉ có cơm trắng, thịt nghệ và canh rau ngót. Đạm bạc và chán ngán tới mức vợ tôi nuốt không nổi.
Khi nghe Thoa kể, tôi giận bà lắm. Thế nhưng, khi chất vấn mẹ thì tôi lại phát hiện ra sự thật khác... Hóa ra, chẳng phải lỗi ở mẹ tôi, mà chính do vợ quá khó chiều, ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân. Và hiện giờ tôi đang rơi vào thế bí, một bên là mẹ già, một bên là vợ mới sinh...
Thoa vốn là con nhà giàu. Do đó, tính cách có phần tiểu thư. Em ra trường, làm được bao nhiêu là tiêu xài bấy nhiêu. Bố mẹ em dư dả chỉ có cho ngược chứ không cần em phụng dưỡng.
Ngược lại, gia cảnh tôi khó khăn hơn. Bố tôi uống rượu tối ngày chẳng giúp gì cho gia đình. Chuyện lớn chuyện nhỏ đều một tay mẹ lo cả. Tuy giỏi giang, cáng đáng hết chuyện gia đình nhưng bà hiền lắm. Cái nét hiền lành, phúc hậu khiến tôi nghĩ về mà thương. Đặc biệt, mẹ tôi lúc nào cũng nhịn ăn nhịn mặc để lo cho con cháu. Có lẽ bà chẳng bao giờ nghĩ được ở ngoài Hà Nội tôi ăn tiêu tốn kém, phung phí ra sao. Nhưng mẹ vẫn cứ tiết kiệm từng nghìn một.
Cho tới năm vừa rồi, khi tôi cưới vợ được 2 tháng xong thì bố mất. Ông bị gan, bị phổi, nói chung lắm bệnh. Thành ra, nhà chỉ còn một mình mẹ. Bà vẫn trồng rau để bán lấy tiền chi tiêu. Ngoài ra, ở khu đất phía sau thì bà nuôi đàn lợn, chục con gà, con vịt lấy trứng ăn.
Nói chung, mẹ vẫn tự trang trải được không cần các con phải chu cấp. Tôi thì lương không hề thấp, nhưng đang tích cóp mua chung cư nên cũng chỉ khi có việc mới biếu mẹ tiền. Thế mà Thoa vẫn không thích mẹ chồng. Trong mắt vợ, bà chính là gánh nặng. Hiện giờ thì chưa đòi hỏi gì thôi, nhưng việc tốn tiền cho bà sẽ là sớm muộn. Tôi nhiều lần cố thay đổi suy nghĩ của Thoa mà vẫn chưa thành.
Quay trở lại chuyện ở cữ. Thực ra Thoa vốn muốn ở thành phố, gọi mẹ đẻ ra hoặc thuê giúp việc. Tuy nhiên, do bên thi công không hoàn thành căn chung cư đúng thời hạn nên Thoa buộc phải về quê. Mà bố mẹ cô ấy kinh doanh, rất duy tâm. Cho rằng con gái mới sinh phải về nhà chồng, sau 1 tháng mới được về nhà đẻ. Nếu không sẽ khiến cả gia đình bị đen đủi, vận hạn.
Tóm lại, không còn lựa chọn nào khác Thoa mới buộc phải về quê để mẹ chồng chăm sóc. Tôi thì lại hí hửng, nhờ có thế mà bà nội mới có cơ hội gần cháu.
Trước sinh 2 tuần, tôi chở Thoa về quê. Và tôi đưa cho mẹ trước 5 triệu để mua đồ ăn. Vợ biết được trách tôi, giận dỗi ra mặt. Cô ấy nói, tôi làm thế sẽ khiến mẹ hiểu lầm Thoa ăn bám, rồi mẹ không thích cô ấy. Chuyện tiền nong để cô ấy tự đưa. Nghe có vẻ hợp lý, tôi chuyển cho vợ 30 triệu để cô ấy đưa mẹ lo mua bỉm sữa, ăn uống và lỡ vào viện sinh tôi không về kịp.
Thế nhưng, trong khoảng thời gian Thoa ở cữ lại xảy ra đủ chuyện. Cô ấy nhắn tin, chụp lại bức ảnh mâm cơm đạm bạc và nói rằng mẹ cứ nấu mãi 1 món. Rồi thì tiếc tiền nên cho con dâu ăn uống đạm bạc... Tiền viện phí tôi cũng trả, 35 triệu chỉ để lo cơm nước, bỉm sữa cho con dâu và cháu mà mẹ tôi cũng không lo được! Chắc bà lại quen cái tính tiết kiệm cố hữu đây mà.
Tôi bực vô cùng. Chiều hôm đó xong việc tôi phi xe về quê mà không báo trước. Đúng lúc ấy, thấy mẹ tôi đang lúi húi đặt mấy món vào khay gỗ, chuẩn bị bê vào phòng cho con dâu. Nhìn cũng không tệ như Thoa kể, nhưng cũng không đa dạng cho lắm.
Lúc ấy vừa mệt lại vẫn bực, tôi hơi nặng lời chất vấn bà. Nào ngờ, mẹ tôi cúi xuống mắt rưng rưng bảo:"Mẹ nghĩ mâm cơm 3 món mặn, 1 canh thế này là ổn rồi. Bình thường mẹ ở nhà chỉ quả trứng, đĩa rau vẫn xong. Cái Thoa cũng chỉ bảo mẹ đổi món liên tục cho đa dạng mà. Mẹ không biết nó sợ cơm mẹ nấu tới thế!"
Nghe xong câu ấy tôi đã lặng cả người. Tôi thương mẹ quá, trách mình vô tâm nữa. Biết thừa tính bà hay tiết kiệm, ăn uống kham khổ mà chẳng chịu mua đồ về biếu giúp bà cải thiện bữa ăn. Mẹ mình bao năm qua như thế, mà vợ ăn sướng gấp đôi, được 2 tuần mình lại gào lên trách bà.
Nhưng chưa dừng tại đó, bà ấp úng chia sẻ thêm:"Với mẹ cũng hết tiền. 5 triệu con đưa bỉm sữa, thuốc thang cho thằng cún tốn lắm. Tiền ăn mẹ cũng phải tính toán, chắt chiu lắm. Thịt đắt mà con... Rồi hoa quả cũng không hề rẻ. Hoa quả quê thì mẹ xin được, nhưng cái Thoa không thích. Nó muốn ăn nho Mỹ, cherry, táo New Zealand cơ. Mẹ lại không đi bán rau, bán trứng được, làm gì có tiền đâu!"
Lúc này tôi mới ngớ người. Vội hỏi bà về khoản 30 triệu hóa ra Thoa không hề đưa. Tôi giận tím mặt, cố giữ bình tĩnh vào hỏi vợ thì cô ấy lại bảo quên. Rồi thì mệt, ở quê chỗ rút tiền xa. Tôi biết thừa đó là vợ đang ngụy biện mà thôi. Tranh cãi 1 hồi thì Thoa khóc nấc lên nói tôi không thương vợ, kém cỏi, nghèo hèn... Tôi thật sự rất khó xử. Sau chuyện này tôi buồn về vợ nhiều, cũng không tin tưởng cô ấy như trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người