Vô tình nghe lén được đoạn nói chuyện của bố mẹ chồng tiết lộ về di chúc, con dâu uất nghẹn khi biết lý do mình không được hưởng thừa kế
Hớn hở đem cái áo mới xuống tặng mẹ chồng, tôi chết sững khi vô tình nghe cuộc trò chuyện của bố mẹ chồng / Bố mẹ chồng yêu cầu mua cây đào bonsai cả chục triệu khi chúng tôi vừa thoát cảnh phá sản
Từ khi về làm dâu, cô vợ dưới đây đã hết lòng vun vén gia đình, lo chu toàn công việc nhà chồng. Ngay cả khi bố mẹ chồng ốm đau, cô cũng chẳng nề hà việc chăm sóc.
Cứ nghĩ sống một lòng một dạ vì nhà chồng thì sẽ được đền đáp, cô con dâu dưới đây chẳng thể ngờ sự thật phũ phàng. Một lần về lấy tập tài liệu, cô vô tình nghe được cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng. Họ bàn về chuyện lập di chúc nhưng quyết không để lại cho con dâu một chút tài sản nào. Nghe quá lý do, cô bị tổn thương sâu sắc bởi cho rằng bố mẹ chồng bao lâu nay chỉ coi mình là người dưng.
Cô kể: "Vợ chồng mình lấy nhau được 2 bên gia đình hết sức ủng hộ, vun vén, đặc biệt là về phía bên nhà chồng.
Chồng mình làm trong bệnh viện tỉnh, do đặc thù công việc nên anh rất bận, có năm phải trực xuyên Tết, còn mình là k50, trước đây mình làm nhân viên cho ngân hàng tại Hà Nội nhưng khi kết hôn mình chuyển về làm ở quê chồng, đồng thời sống cùng bố mẹ anh, hiện có cô con gái 4 tuổi
Vì công việc của 2 đứa đều bận nên mẹ chồng mình luôn giúp đỡ mình, lúc nào cũng động viên con dâu hết lời, bà còn nói bà luôn coi mình như con gái ruột. Bà khéo léo, nhẹ nhàng nên mẹ chồng con dâu rất hợp nhau. 5 năm đó, không chỉ lo cho gia đình riêng của mình, mọi việc lớn nhỏ của bố mẹ chồng, cũng một tay mình chu toàn. Lúc ông bà ốm đau, mình cũng vào trông nom trong bệnh viện. Mình thường xuyên mua thuốc bồi bổ, có gì ngon đều mang sang biếu bố mẹ chồng. Em chồng mình xin việc cũng do mình tìm hiểu, giới thiệu cho.
Mẹ chồng giao toàn bộ công việc những ngày giỗ, lễ, Tết cho mình đảm nhiệm. Từ mua đồ thắp hương đến làm mâm cỗ, tổ chức mời khách… mình không để ai chê trách một điều gì.
Bố mẹ chồng lập di chúc nhưng quyết không để tài sản thừa kế cho con dâu (Ảnh minh họa)Mình cứ tưởng mẹ chồng thấy mình vất vả, một lòng một dạ vì nhà chồng sẽ yêu thương mình nào ngờ đấy chỉ là những lời chót lưỡi đầu môi. Từ lâu, bà đã có nhiều toan tính, đề phòng với mình.
Cụ thể, gần đây, do sức khỏe kém, ông bà bàn đến chuyện lập di chúc. Tài sản ông bà gồm có 2 căn nhà (một căn nhà đang ở, một nhà cho thuê) và một miếng đất. Hôm đó do mình để quên tài liệu nên về nhà lấy, vô tình nghe cuộc nói chuyện giữa bố mẹ chồng.
Miếng đất - bố mẹ chồng để lại cho con trai út. Căn nhà cho thuê, ông bà quyết định sẽ bán đi rồi chia đều cho 3 người con. Cuối cùng, căn nhà đang ở, có giá trị lớn nhất - bà để cho chồng. Nhưng điều đáng nói, ông bà chỉ cho mỗi chồng mình, chứ không phải cả 2 vợ chồng. Trong bản di chúc không có một dòng nào nhắc đến tên mình.
Được biết, ông bà làm như vậy là để đề phòng mình. Bà nói với bố chồng rằng, mình khôn ngoan, sắc sảo trong khi chồng mình hiền lành, chậm chạp. Nếu để căn nhà cho cả hai vợ chồng, chắc gì mình đã chịu chung thủy cùng anh lâu dài. Sau này, nếu ly hôn, con trai bà sẽ chịu thiệt thòi. Bà làm như vậy cũng là nghĩ xa cho chồng mình.
Chồng mình chưa biết việc này. Trong khi đó, mình cảm thấy tổn thương sâu sắc. Bà nói coi mình như con gái, nhưng lại âm thầm tính toán, đề phòng mình. Bao năm mình vất vả, lo toan cho nhà chồng nhưng vẫn chưa khiến bà hài lòng. Trước đây, làm được bao nhiêu, mình cũng đều chi ra lo cho chồng con và nhà chồng. Chưa một lần nào, mình có ý định tích góp một khoản riêng cho bản thân mình.
Mình sống đâu có tệ với nhà chồng vậy mà nhận lại lại là sự nghi kỵ như vậy. Mấy hôm nay mình buồn, không có tâm trí để làm việc. mình cũng không muốn qua lại nhà chồng, Mấy hôm nay mình buồn, công việc làm ăn đành giao hết cho người làm thuê. mình cũng không muốn qua lại nhà chồng bởi mình thấy mình chăm sóc, quan tâm hết lòng như vậy nhưng cuối cùng mình vẫn chỉ là người dưng nước lã.
Liệu mình có nên đấu tranh đòi lại công bằng?...".
Khác với suy nghĩ của cô vợ, nhiều người chỉ trích vì cho rằng người này quá hám tài sản của bố mẹ chồng:
- Nể câu cuối của bạn quá. Bạn đòi tranh cái gì? Cho ai là quyền của họ chứ, hãy học cách coi nhẹ đồng tiền để nhẹ nhõm và những thứ không phải của mình bạn nha, tự làm mà ăn.
- Bạn suy nghĩ nhiều quá. Đừng trông mong vào thứ người khác cho bạn. Hơn nữa, theo mình hiểu tài sản hình thành sau hôn nhân chia đôi cho vợ chồng sau li hôn mà, kể cả tài sản được cho tặng, thừa kế.
- Của bố mẹ chồng ông bà cho con họ có sai gì đâu? Bố mẹ tất nhiên sẽ nghĩ cho con của họ rồi, khác máu tanh lòng thôi! Bạn đòi hỏi gì nữa!...
Tuy nhiên cũng có ý kiến bênh vực vì cho rằng:
- Ủa tại sao mọi người lại ném đá chị này nhỉ? Thử dốc hết lòng dạ hiếu thảo, chăm lo cho cha mẹ chồng rồi nghe người ta đánh giá mình vậy xem có tủi thân không? Đồng ý là tài sản muốn cho ai thì cho, vậy lúc ốm đau bệnh tật đừng có kêu tên tôi...
Bình luận trái chiều của dân mạng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết