Đời sống

Xây dựng chế độ ăn cho người bị tăng huyết áp thế nào?

Người bị tăng huyết áp cần có chế độ ăn hợp lý để duy trì sức khoẻ tốt.

Tư thế nằm ngủ tốt cho từng người: Ai có vấn đề về dạ dày, xương khớp, huyết áp nhất định phải nắm / Uống thuốc huyết áp cao trước khi đi ngủ có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Xây dựng chế độ ăn cho người cao huyết áp như thế nào?

Xây dựng chế độ ăn cho người bị tăng huyết áp thế nào?

Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: Internet

Nguyên tắc chung để xây dựng chế độ ăn cho người bị cao huyết áp như sau:

Hạn chế lượng muối ăn vào <5g/ngày

Giảm cân, giảm năng lượng nếu có béo phì, thực đơn có năng lượng <35>

Người thừa cân, béo phì có thể tính năng lượng theo mức chỉ số khối cơ thể (BMI):

BMI từ 25 - 29,9 năng lượng ăn vào là 1.500 kcal/ngày

 

BMI từ 30-34,9 năng lượng đưa vào là 1.200 kcal/ngày

BMI từ 35 - 39,9 năng lượng ăn vào là 1.000 kcal/ngày

BMI ≥ 40 thì năng lượng đưa vào là 800 kcal/ngày.

Thực phẩm cần tránh khi bị tăng huyết áp

Phô mai

 

Phô mai cũng có hàm lượng natri cao. Phô mai như phô mai Mỹ, phô mai Parmesan và phô mai xanh chứa 300 mg natri trong mỗi 28 g phô mai.

Thịt xông khói

Chứa nhiều cholesterol, chất béo và muối, thịt xông khói chắc chắn là món ăn bạn nên tránh.

Khoai tây chiên

Khoai tây chiên thường được thêm nhiều muối, có thể dẫn đến tích nước và tăng huyết áp.

 

Rượu

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp của bạn. Ở những người không bị tăng huyết áp, hạn chế uống rượu có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Rượu cũng có thể giảm hiệu quả bất kỳ loại thuốc huyết áp nào bạn đang dùng thông qua các tương tác thuốc. Ngoài ra, nhiều đồ uống có cồn chứa nhiều đường và calo.

Sản phẩm cà chua đóng hộp

Hầu hết các loại nước sốt cà chua đóng hộp, nước sốt mì ống và nước ép cà chua đều chứa nhiều natri. Điều này có nghĩa là chúng có thể làm tăng huyết áp của bạn, đặc biệt nếu bạn đã bị huyết áp cao.

Thực phẩm nên ăn khi bị tăng huyết áp

 

Rau lá màu xanh

Những loại thực phẩm giàu kali sẽ giúp cơ thể bạn đạt tỷ lệ kali cao hơn so với natri, vì vậy giúp trung hòa natri trong cơ thể. Điều này cho phép cơ thể loại bỏ được natri trong thận thông qua đường nước tiểu, vì vậy mà huyết áp sẽ hạ.

Các loại rau có lá màu xanh như rau diếp, rau xà lách, rau cải xoăn, củ cải xanh, cải rổ, rau chân vịt đều là những loại rau rất giàu kali.

Bạn nên chọn những loại rau tươi, xanh vì các loại rau quả đóng hộp thường có thêm natri. Cũng có thể chọn rau quả đông lạnh, vì rau quả đông lạnh chứa nhiều chất dinh dưỡng gần như ngang với các loại rau quả còn tươi, và dễ bảo quản.

Những loại quả mọng

 

Các loại quả mọng, đặc biệt là việt quất dồi dào một hợp chất tự nhiên có tên là flavonoids. Một nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ hợp chất flavonoids có thể ngăn ngừa huyết áp cao và hạ huyết áp.

Các loại quả mọng như quả mâm xôi, quả dâu tây không khó tìm mua để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Trong tủ lạnh nhà bạn nên chuẩn bị những loại quả mọng này và sử dụng các loại quả này làm món tráng miệng dễ ăn, giàu dinh dưỡng cho cả gia đình.

Củ cải đường (củ dền)

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe của những người mắc bệnh cao huyết áp đều được cải thiện đáng kể sau khi uống nước ép từ củ cải đường. Ngoài ra, thành phần nitrat trong nước ép từ củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp chỉ trong 24h.

Bạn có thể ép củ cải đường lấy nước uống hay đơn giản, bạn nấu chín củ cải đường để ăn. Thật tuyệt khi được thưởng thức củ cải nướng, hay các món chế biến từ củ cải như món hầm và khoai tây chiên.

 

Bạn nên thận trọng khi sử dụng củ cải đường trong chế biến các món ăn vì màu đỏ đậm của củ cải có thể bám bẩn lên tay, lên quần áo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm