Đời sống

Những đứa trẻ thừa cân có nguy cơ mắc bệnh huyết áp nguy hiểm

Những đứa trẻ bốn tuổi thừa cân có khả năng bị huyết áp cao dẫn đến tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Thứ nước giúp hạ đường huyết, tránh béo phì mà người Nhật thường dùng để nấu cơm, Việt Nam bỏ đi mà không biết / Có nên cho trẻ béo phì ăn kiêng?

Thừa cân-béo phì (TC-BP) là sự tích tụ mỡ bất thường, vượt quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe, TC-BP gặp cả nam, nữ và các lứa tuổi. Hiện nay, TC-BPở trẻ em đang làvấn đề thách thức sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu.

Trẻ bị TC-BP chủ yếu là do dinh dưỡng bất hợp lý và ít hoạt động thể lực. Khẩu phần năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể. Do đó năng lượng dư thừa được chuyển thành mỡ tích lũy trong các tổ chức khiến những trẻ có chế độ ăn giàu chất béo, đậm độ năng lượng cao có liên quan chặt chẽ với gia tăng tỷ lệ TC-BP.

Những đứa trẻ thừa cân có nguy cơ mắc bệnh huyết áp
Trẻ bị béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh khác. Ảnh: The Sun

Trẻ có cân nặng sơ sinh quá cao, suy dinh dưỡng thấp còi đều có nguy cơ TC-BP. Trẻ ăn nhanh, hay ăn vặt, thích ăn ngọt, uống nước giải khát, thức ăn nhanh (fast food), ăn nhiều vào buổi tối đặc biệt trước khi đi ngủ.

Trẻ mang một số gen trong các nhóm gen như nhóm gen kích thích sự ngon miệng, nhóm gen liên quan đến tiêu hao năng lượng, nhóm gen điều hoà chuyển hoá, nhóm gen liên quan đến sự biệt hoá và phát triển tế bào mỡ. Những trường hợp này thường gặp ở trẻ có bố mẹ bị thừa cân-béo phì.

Ngủ ít cũng được xem như yếu tố nguy cơ cao đối với TC-BP ở trẻ dưới 5 tuổi. Một số tác giả cho rằng hoạt động tiêu mỡ của cơ thể đạt tối đa về đêm và ngủ ít làm giảm tiêu mỡ nói chung.

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch phòng ngừa châu Âu, một phần năm trẻ em ở Anh bị thừa cân hoặc béo phì khi chúng bắt đầu học tiểu học.

Các nhà nghiên cứu đã đo huyết áp chỉ số khối cơ thể và chu vi vòng eo của 1.796 trẻ ở 4 tuổi và một lần nữa sau 6 tuổi. Những người thừa cân có nguy cơ bị huyết áp cao gấp 2,49 lần so với những người bình thường.
Tiến sĩ Iñaki Galán (thành viên nhóm nghiên cứu) cho biết: "Một số bác sĩ nhi khoa nghĩ rằng tác hại của thừa cân và béo phì bắt đầu ở tuổi thiếu niên nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy họ đã nhầm. Chúng ta cần phát hiện trọng lượng dư thừa càng sớm càng tốt để đảo ngược những tác động có hại đến huyết áp".

Thừa cân và béo phì dẫn đến huyết áp cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở tuổi trưởng thành. Nhưng kết quả cho thấy những đứa trẻ trở lại cân nặng bình thường cũng lấy lại được huyết áp khỏe mạnh. Cha mẹ cần phải cho trẻ hoạt động thể chất nhiều hơn và có một chế độ ăn uống lành mạnh. Phụ nữ nên giảm cân trước khi mang thai, tránh tăng cân khi mang thai và bỏ hút thuốc, vì đây đều là những yếu tố nguy cơ gây béo phì ở trẻ em.

 

Trẻ em bị huyết áp cao nên được cung cấp các xét nghiệm để loại trừ vấn đề tiềm ẩn và khuyến khích áp dụng lối sống lành mạnh hơn. Thuốc hạ huyết áp có thể được chỉ định trong trường hợp cần thiết. Tổ chức Y tế Thế giới đã mô tả béo phì ở trẻ em là một trong những thách thức sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất của thế kỷ 21.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm