Xử lý khi trẻ bị ho đờm, khò khè
Bỏ gần 300 triệu đồng mua đất ở nơi 'khỉ ho cò gáy' để 'về hưu dưỡng già', sau 6 năm, tôi bất ngờ 'thắng lớn' / Bị ho đờm nhiều đến đâu chỉ cần ngậm thứ nước này khỏi ngay tức khắc
Dấu hiệu ho có đờm, khò khè ở trẻ sơ sinh
Ho đờm là tình trạng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguồn ảnh: Internet
Khò khè có âm sắc cao như tiếng ngáy, thường được nghe khi trẻ thở ra, những trường hợp nặng có thể nghe được cả khi hít vào. Tại sao trẻ lại thở ra tiếng khò khè? Âm thanh này được tạo ra là do đường hô hấp bị hẹp bẩm sinh hoặc bệnh lý: Từ các quá trình viêm nhiễm và ứ động đàm nhớt. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý phân biệt tiếng thở khò khè bất thường (tình trạng nặng) với tiếng thở do tắc nghẹt mũi thông thường.
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chủ yếu thở bằng mũi, lỗ mũi của trẻ lại có kích thước nhỏ nên rất dễ bị ho, nghẹt mũi dẫn thở khụt khịt. Khi phân vân không biết trẻ thở khò khè bất thường hay do nghẹt mũi, cha mẹ có thể nhỏ 2 - 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi để lỗ mũi của trẻ thông thoáng hơn rồi nghe kỹ lại tiếng thở của trẻ.
Vệ sinh mũi cho trẻ bị ho đờm bằng nước muối sinh lý
Bạn có thể mua nước muối sinh lý ở nhà thuốc. Nước muối giúp làm mềm chất nhầy trong mũi của trẻ bị ho đờm để loại bỏ nó.
Để sử dụng, bạn hãy thực hiện thao tác theo hướng dẫn trên chai để giúp con dễ chịu hơn. Nếu bé không chịu được việc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, bạn hãy cho con ngồi trong bồn nước ấm để giúp thông mũi và làm mềm chất nhầy.
Tuy nhiên, so với việc ngồi bồn nước ấm thì rửa mũi bằng nước muối sinh lý tiện dụng hơn. Bạn có thể áp dụng phương pháp này trước khi bé đi ngủ hoặc vào lúc ban đêm, khi bé thức dậy giữa những cơn ho.
Cho con uống nhiều nước
Một trong những lời khuyên của các chuyên gia nhi khoa dành cho mẹ khi được hỏi trẻ bị ho có đờm phải làm sao là hãy cho bé uống nhiều nước.
Giữ nước cho cơ thể bé là yêu cầu quan trọng khi con bị ho. Bởi điều này giúp cơ thể trẻ chống lại các yếu tố gây bệnh và giữ cho đường thở của bé thông suốt. Nếu con không uống sữa, bạn hãy tích cực bổ sung các loại chất lỏng khác như soup, canh, nước ép trái cây,…
Chưng quất với đường phèn
Theo đông y, trái quất có vị chua ngọt, tính mát. Thành phần bên trong chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng virus và kháng khuẩn. Đường phèn có vị ngọt, tính bì bổ tỳ và phế. Dùng quất chưng với đường phèn bằng hấp cách thủy sẽ giúp bé trừ ho, tiêu đờm.
Cách làm: Mẹ sẽ dùng 2-3 quả quất còn xanh, cắt nhỏ, sau đó cho ít đường phèn vào và đem hấp cách thủy khoảng 15-20 phút. Cho bé dùng khi nguội, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Lá hẹ chưng đường phèn
Lá hẹ được biết đến là một vị thuốc, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm gối. Y học dân gian thường lấy lá hẹ để chữa rất nhiều loại bệnh như: đi tiểu nhiều, đái són, mộng tinh… và đặc biệt dùng để trị ho cho trẻ.
Cách làm: Lá hẹ rửa sạch, cho vào bát, sau đó cho ít đường phèn vào và hấp cách thủy khoảng 15-20 phút, sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Cho bé uống ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
Bộ phận nào của con lợn ngon nhất?