Đời sống

Xử trí bong gân đúng cách, hiệu quả

Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách. Vậy khi bị bong gân, nên sơ cứu thế nào là đúng cách.

Mẹo nhỏ giúp khắc phục làn da sạm nám do thức khuya / 6 mẹo quản lý giúp giảm căng thẳng tài chính thời kỳ khó khăn

Mọi lứa tuổi có thể bị bong gân. Với người tuổi cao, bong gân để lại nhiều hậu quả xấu, nhất là thể bệnh nặng. Do đó, khi sơ cứu người bị bong gân, cần cẩn thận và chữa bong gân đúng cách.

Điều cần làm khi bị bong gân

Đối với tổn thương dây chằng thì biện pháp điều trị bảo tồn là chủ yếu. Quan trọng nhất là cần thực hiện bất động khớp bị tổn thương đủ thời gian để dây chằng phục hồi trở lại.

Chữa bong gân đúng cách

Chữa bong gân không đúng cách có thể để lại những dị tật không mong muốn cho cơ thể

Có thể bất động bằng dùng nẹp y tế, dùng băng chun ép nhưng tốt nhất là bất động bằng đắp bột mới đảm bảo được bất động tuyệt đối. Thời gian cần bất động thường là 4 tuần, với người cao tuổi thì thời gian có thể lâu hơn một chút. Sau đó người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng và sau 8 tuần có thể chơi thể thao bình thường.

Những trường hợp tổn thương dây chằng nhưng do không tuân thủ đúng chỉ định điều trị sẽ dẫn đến xơ hoá dây chằng gây đau mãn tính và khó vận động, dễ phải phẫu thuật để tạo hình lại dây chằng.

Cách xử trí khi bị bong gân

Kê hoặc nâng cao nhẹ nhàng nơi bị tổn thương để ngăn ngừa hoặc hạn chế sưng. Chườm nước đá hoặc nước lạnh lên khớp bị đau, làm lạnh vùng bong gân trong 10 - 15 phút. Cách này sẽ làm bớt đau và giảm sưng.

Dùng băng cuộn hay vải, băng thun băng ép khớp bị bong gân lại. Làm như vậy sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và nâng đỡ chỗ bị tổn thương. Băng ép vùng bị thương bằng băng chun, băng cuốn hoặc băng ống làm từ sợi chun hoặc neopren là tốt nhất.

 

Gọi y tế trợ giúp và phải bảo đảm nơi bị tổn thương bong gân luôn an toàn cho đến khi được trợ giúp. Bảo vệ để chi bị thương không bị tổn thương nặng hơn bằng cách không sử dụng khớp.

Để chi bị tổn thương nghỉ ngơi. Tuy nhiên, không dừng hoàn toàn các hoạt động. Ngay cả với bong gân cổ chân, người bệnhvẫn có thể luyện tập các cơ khác thông thường để tránh mất điều hòa. Ví dụ, có thể tập bằng xe đạp, hoạt động cả hai tay và chân không bị thương trong khi để bên cổ chân bị thương nghỉ ngơi trên một bên bàn đạp. Bằng cách này bạn vẫn có thể tập được 3 chi để giữ cho tim mạch điều hòa.

Chườm đá vùng bị thương. Dùng khăn lạnh, khăn ướt hoặc túi chườm đổ đầy nước lạnh sẽ hạn chế sưng sau khi bị thương. Cố gắng chườm đá càng sớm càng tốt sau khi bị thương. Nếudùng đá, hãy cẩn thận không dùng quá lâu vì có thể gây tổn thương mô.

Đến bệnh viện ngay nếu có các biểu hiện sau

Nghe thấy tiếng khục khi khớp bị thương, hoặc bạn không thể cử động được khớp. Điều này có thể có nghĩa là dây chằng đã bị đứt hoàn toàn. Trên đường tới bác sỹ, hãy liên tục chườm lạnh. Nếu bị sốt, và vùng bị bong gân đỏ và nóng,vết thương có thể bị nhiễm trùng.

 

Chữa bong gân đúng cách

Nếu bị bong gân nặng, hãy đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt

Nếu thấy không đỡ sau 2-3 ngày đầu, bạn nên đi khám. Nếu bị bong gân nặng mà điều trị không thích hợp hoặc chậm trễ có thể làm khớp mất ổn định lâu dài hoặc đau mạn tính.

Sai lầm khi xử lý bong gân

Quan niệm của người bệnh thường rất chủ quan khi bị bong gân, họ cho rằng tai nạn bong gân không quan trọng, họ chỉ đến bệnh viện khi có kết hợp với gãy xương vì thế dẫn đến hàng loạt sai lầm do tự điều trị.

Nhiều người thường dùng mật gấu, rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn.

 

Trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ như các loại thuốc dạng gel lạnh hay salonpas lạnh. Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.

Do chủ quan với bệnh nên hầu hết người bệnh có thói quen cố gắng vận động mà không tuân thủ yêu cầu phải cố định, điều này có thể dẫn đến đau dây chằng mạn tính, có dùng thuốc cũng không điều trị dứt điểm được.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm