Đời sống

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ

Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến lượng sữa cũng như mùi vị của sữa mẹ trong thời kỳ cho con bú đấy nhé.

Bí quyết tăng lượng sữa mẹ một cách tự nhiên / Nuôi con bằng sữa mẹ để phòng tránh trầm cảm sau sinh

Cơ chế sản xuất sữa mẹ của của cơ thể

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ

Cơ chế sản xuất sữa mẹ được xác định do cơ thể tự điều chỉnh hàm lượng bốn hormone này để sinh sữa. Nguồn ảnh: Internet

Trong cơ thể, có bốn hormone là estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin sẽ tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất sữa mẹ. Cơ chế sản xuất sữa mẹ được xác định do cơ thể tự điều chỉnh hàm lượng bốn hormone này để sinh sữa.

Estrogen và progesterone

Estrogen và progesterone đóng vai trò giúp bầu ngực phát triển thích hợp để cho việc sản xuất sữa. Trong quá trình mang thai, nhau thai sẽ giải phóng hai loại hormone này.

Chức năng của estrogen là tăng kích thước và số lượng ống dẫn sữa còn chức năng của progesterone sẽ giúp phát triển nang và thùy tuyến sữa. Hàm lượng cao estrogen và progesterone sẽ ức chế việc sản xuất sữa ở thời điểm thai nhi còn trong bụng mẹ.

Hàm lượng hai hormone này cũng sẽ tự động giảm xuống, báo hiệu cho cơ thể biết đã đến lúc tạo sữa khi em bé chào đời, nhau thai đã bong. Vậy nên việc người mẹ dùng thuốc tránh thai chứa estrogen khi đang cho con bú sẽ làm giảm số lượng sữa mẹ tiết ra.

 

Prolactin

Phản xạ tiết sữa mẹ sẽ do prolactin tác động. Việc bài tiết prolactin được kích thích khi trẻ mút vú mẹ. Prolactin sẽ di chuyển vào máu, đến ngực và làm cho ngực sản xuất sữa.

Sau bữa bú của trẻ khoảng 30 phút, phần lớn lượng prolactin sẽ ở trong máu để giúp tạo sữa cho bữa bú tiếp theo. Cũng có thể hiểu rằng việc trẻ bú càng nhiều thì sữa mẹ được tạo ra càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Việc sản xuất prolactin nhiều vào ban đêm sẽ rất có ích để việc tạo sữa được duy trì.

Oxytocin

Khi trẻ bắt đầu kéo núm vú và hút là lúc hormone oxytocin được giải phóng. Oxytocin có vai trò co bóp các cơ quan quanh nang, đẩy sữa ra khỏi nang để đi vào các ống sữa, đi tới núm vú và chảy vào miệng trẻ. Quá trình này có tên gọi là phản xạ phun sữa.

 

Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nhận sữa khi phản xạ oxytocin không làm việc tốt, sữa vẫn được sản xuất nhưng lại không được tống ra ngoài.

Ý nghĩ của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng tới phản xạ phun sữa. Cụ thể khi mẹ có những cảm giác tốt như yêu thương gần gũi với con, hài lòng với con mình, tin tưởng vào việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ hỗ trợ tốt cho phản xạ phun sữa. Trong mỗi cữ bú, phản xạ tiết sữa có thể xảy ra vài lần khiến mẹ bị râm ran, hơi khó chịu ở ngực hoặc không có cảm giác bất thường nào.

Thời gian sản xuất sữa non của mẹ sẽ bắt đầu từ quý II của thời kỳ mang thai và kéo dài tới khoảng 2 – 4 ngày sau khi trẻ ra đời. Cơ thể mẹ sẽ bắt đầu sản xuất nhiều sữa hơn sau khi bé ra đời, nhau thai đã bong. Lượng sữa cơ thể mẹ tiết ra sẽ tiếp tục tăng, đổi màu trắng và loãng hơn từ ngày thứ 14 trở đi. Mẹ cũng sẽ cảm thấy 2 bầu vú đầy, căng cứng khi xuống sữa.

Yếu tố ảnh hường tới sữa mẹ

Caffeine

 

Nghiên cứu cho thấy caffeine sẽ xuất hiện trong sữa mẹ ngay sau khi người mẹ uống các thức uống chứa chất này. Cà phê có thể làm thay đổi tỉ lệ sắt trong sữa, dẫn đến thay đổi mùi vị của sữa mẹ. Điều này có thể dẫn đến mất ngủ ở mức độ nhẹ đến vừa và các vấn đề về giấc ngủ khác ở trẻ sơ sinh.

Cồn

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo tuyệt đối không sử dụng cồn, bởi các hóa chất trong cồn có thể truyền sang trẻ sơ sinh qua đường sữa mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cồn cũng có thể làm thay đổi mùi vị của sữa mẹ, khiến sữa khó tiêu hóa hơn và cũng có thể làm giảm tiết sữa ở người mẹ.

Căng thẳng

Các yếu tố tâm lý như căng thẳng và lo âu cũng tác động lớn đến mùi vị của sữa mẹ, đồng thời làm giảm chất lượng và số lượng sữa. Nghiên cứu cho thấy bất kỳ loại căng thẳng nào mà người mẹ gặp phải trong thời gian cho con bú, đặc biệt là trong sáu tháng đầu, có thể làm giảm lượng oxytocin trong sữa.

 

Các loại thảo dược và đồ cay nóng

Một số loại thảo dược thông dụng như: rau thơm, rau mùi tây, rau bạc hà... tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể khiến lượng sữa của mẹ tiết ra giảm một cách đáng kể.

Sử dụng thuốc tránh thai

Chị em sau sinh thường sử dụng thuốc tránh thai để không mang thai quá sát nhau. Thuốc tránh thai có chứa estrogen có thể gây giảm tiết sữa mẹ, chỉ nên sử dụng thuốc tránh thai progesterone.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm