Dự kiến ngày 18/6 sẽ có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2013
(dantri) Theo quy định của Bộ GD-ĐT, đối với môn tự luận phải bố trí đủ giám khảo chấm thi tự luận (bình quân 1 giám khảo chấm 75 - 100 bài/ngày) để chấm đúng tiến độ đề ra. Tiến hành nghiên cứu, thảo luận kỹ về đáp án, biểu điểm và thực hiện nghiêm túc khâu chấm chung ban đầu theo quy định của Quy chế; nếu một sở GD-ĐT có nhiều Hội đồng chấm thi thì các công việc này được tiến hành chung, thống nhất giữa các Hội đồng. Bố trí giám khảo chấm lần 1 và lần 2 ngồi ở 2 phòng chấm khác nhau.
Tổ trưởng tổ chấm thi phải thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc chấm thi của các giám khảo trong tổ chấm thi. Trước khi giao bài đã chấm xong 2 vòng độc lập cho 2 giám khảo thống nhất điểm, phải đối chiếu điểm của bài thi trên phiếu chấm cá nhân của 2 giám khảo đó, phát hiện những trường hợp chênh lệch từ 1,0 điểm trở lên để theo dõi, xác định nguyên nhân, kết quả xử lý thống nhất của 2 giám khảo nhằm phòng ngừa các sai sót, vi phạm Quy chế. Đồng thời, quán triệt giám khảo không được sửa chữa điểm trên phiếu chấm cá nhân và trên bài thi trong quá trình thống nhất điểm. Xử lý thật nghiêm đối với những bài làm vi phạm Quy chế hoặc cán bộ không thực hiện đúng Quy chế chấm thi; khắc phục những biểu hiện dễ dãi, bỏ qua lỗi trong bài làm của thí sinh, dẫn đến kết quả chấm không phản ánh đúng thực chất.
Để tránh để xảy ra sai sót trong khâu hồi phách và vào điểm thi, mỗi Hội đồng chấm thi tiến hành khớp phách ngẫu nhiên ít nhất 20% số bài thi tự luận để kiểm tra độ chính xác của việc quản lý chấm thi bằng máy tính.
Năm nay, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT thành lập tổ chấm kiểm tra bài thi tự luận, độc độc lập với các tổ chấm thi. Mục đích của chấm kiểm tra là giúp Chủ tịch Hội đồng chấm thi phát hiện nhanh, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình chấm thi.
Bộ GD-ĐT yêu cầu phải bố trí đủ giám khảo chấm thi tự luận để thực hiện chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi của mỗi môn thi, theo tiến độ chấm của Hội đồng chấm thi đúng với quy định. Tổ chức cho các thành viên của Tổ chấm kiểm tra nghiên cứu, thảo luận đáp án, biểu điểm cùng với các tổ chấm thi.
Lãnh đạo Hội đồng chấm thi lựa chọn ngẫu nhiên một số bài đã chấm (có thể chọn cả túi) hoặc chọn ra những bài có nghi vấn (được 2 giám khảo cho điểm khác nhau nhiều trước khi thống nhất điểm,...) và giao cho Tổ chấm kiểm tra để chấm kiểm tra; Cuối mỗi buổi chấm thi hoặc khi cần thiết Tổ trưởng Tổ chấm kiểm tra báo cáo kết quả chấm kiểm tra, kiến nghị đề xuất với Chủ tịch Hội đồng chấm thi về những vấn đề cần điều chỉnh (nếu có) đối với các tổ chấm thi, đối với giám khảo; Các thành viên của Tổ chấm kiểm tra chỉ trực tiếp làm việc với các tổ chấm thi có liên quan theo chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng chấm thi.
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ra quyết định thành lập Hội đồng chấm thẩm định bài thi tự luận của các Hội đồng chấm thi; Hội đồng chấm thẩm định chịu trách nhiệm cuối cùng và trình Bộ trưởng việc xử lý điểm chính thức của bài thi.
S.H
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang tán tỉnh nhau, 'cỗ quan tài sống' bị chim hồng hoàng tóm được và cái kết đẫm máu
Vì sao gà trống gáy đúng giờ? Bí ẩn được khoa học giải mã
CLIP: Linh dương vô tình chọn ngay “tử địa” khi uống nước, cái kết khiến ai cũng bất ngờ
CLIP: Đùa giỡn với rắn hổ mang khổng lồ để quay video, người đàn ông nhận cái kết bi thảm
Vì sao Trư Bát Giới nuốt chửng nhân sâm quả không nhai? Sự thật bất ngờ sau hành động tưởng chừng ngốc nghếch
CLIP: Màn tử chiến bất phân thắng bại của gấu đen và 2 con hổ