Du lịch Quảng Bình quặn mình sau lũ: Nhiều kỷ vật tại Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị hư hỏng nặng
Kích cầu du lịch lần 2: Không nên tính chuyện giảm giá, mà phải tập trung vào an toàn và chất lượng dịch vụ / Du lịch nông nghiệp cần có quy hoạch bài bản và định hướng phát triển du lịch bền vững
Sau đại dịch Covid-19, Quảng Bình trở thành “con cưng” của lữ hành trong nước; với những chính sách kích cầu và sự ưu đãi của thiên nhiên xinh đẹp, Quảng Bình trở thành một trong những nơi được đánh giá là “hot” của giới du lịch. Tuy nhiên, cơn lũ lịch sử trong tháng 10 đã kéo theo hàng loạt booking về Quảng Bình đã hủy. Bên cạnh đó, sự hủy hoại của thiên nhiên đã làm một số điểm đến bị hư hại nặng và đang trong quá trình khắc phục. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, du lịch Quảng Bình đang từng bước khắc phục dần những khó khăn hiện tại để đón khách...
Hàng loạt booking bị hủy do lũ
Với những cố gắng của toàn ngành du lịch Quảng Bình, sau đại dịch Covid-19 lần thứ 2, từ các điểm đến, nhà hàng, khách sạn đã có những tín hiệu vui mừng, các booking của lữ hành đã về. Du khách chọn Quảng Bình vì những yếu tố, từ cảnh sắc thiên nhiên đẹp, đến con người thân thiện... Tuy nhiên sự hồ hởi đó chưa đến được bao lâu thì lũ dữ ập tới đã cuốn phăng đi tất cả.
Theo chị Hà, điều hành một nhà hàng đoàn tour có tiếng trong giới du lịch Quảng Bình cho biết: “Tháng 10, chúng tôi nhận gần 30 đoàn, anh em trong công ty chúng tôi đã vui mừng phấn khởi, vì mới thoát khỏi Covid-19 chúng tôi đã có đoàn về, đồng hành có việc làm và thu nhập. Niềm vui chưa được vài ngày, thì mưa gió về.... Nhận tin lũ về Quảng Bình, thế là các đoàn du lịch hủy. Rồi cũng trong tháng 10, chúng tôi cũng đã chốt đoàn của tháng 11 là 1.300 khách đến từ Hà Nội và nhiều đoàn nữa, nhưng chưa kịp mừngthì đoàn đã chuyển hướng vì Miền Trung mưa gió chưa biết thế nào, sợ lũ lụt ảnh hưởng lịch trình của đoàn. Thế là, đoàn hủy!"
Không chỉ có đơn vị chị Hà, mà một số nhà hàng, khách sạn chuyên đón đoàn tour chuyên nghiệp trên địa bàn như Quê Nhà, Chang Chang, Lá Cọ, Mường Thanh, Thanh Phúc, Biển Vàng... cũng lâm vào tình trạng hủy đoàn, gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp và toàn ngành du lịch.
Kỷ vật tại nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị hư hỏng nặng
Huyện Lệ Thủy, nơi được coi là “rốn lũ” trong cơn “đại hồng thủy”, nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, bị sóng đánh sập nhiều mảng tường của ngôi nhà ngang, nhà thờ họ. Nhiều vật dụng trong nhà, như: Sổ sách, báo, tranh, ảnh và những kỷ vật quý hiếm về Đại tướng đã bị nước lũ nhấn chìm hoặc cuốn trôi.
Ông Võ Đại Hàm, người trông coi nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: Trong cơn “đại hồng thủy”, hơn 50 cuốn sổ lưu niệm với hàng nghìn trang viết, ghi lại cảm nghĩ về Đại tướng, trong đó, có nhiều bút tích của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính khách lớn quốc tế và nhân dân trong, ngoài nước khi đến thăm nhà lưu niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bị nước lũ cuốn trôi hoặc hư hỏng không thể phục hồi.
Ông cho biết thêm:“Trước cơn “đại hồng thủy”, thấy dự báo sẽ có lũ lớn, tôi cùng với gia đình đã kê những vật dụng thiết yếu lên cao, một số giấy tờ quan trọng liên quan đến Đại tướng tôi định bỏ lên gác xép, nhưng sợ bị chuột phá nên tôi phải kê đồ lên cao để cất giữ. Nhưng ngờ đâu cơn “đại hồng thủy” đã nhấn chìm tất cả…!”
Theo thống kê sơ bộ của ông Hàm, cơn “đại hồng thủy” vừa qua đã nhấn chìm, phá hỏng 70-80 ấn phẩm, sách báo, kỷ vật; 3 tủ đựng đồ bị hư hỏng; tường nhà ngang và nhà thờ họ bị nước lũ đánh sập và cuốn trôi.
Không chỉ điểm đến Nhà Đại Tướng bị hư hỏng nặng, mà Trung tâm Du lịch Phong Nha cũng chịu chung cảnh tàn phá của lũ. Trung tâm du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết: “Mặc dù Trung tâm đã chủ động trong công tác phòng, chống lụt bão, song vì mưa lớn, nước dâng nhanh nên lực lượng phòng, chống lụt bão tại các tuyến, điểm du lịch không đủ để di dời, vận chuyển hết trang thiết bị, công cụ, dụng cụ lên cao nên thiệt hại về tài sản do mưa lũ là rất lớn…”.
Theo thống kê của Trung tâm, ở điểm du lịch Suối Nước Moọc đã có 1.200m cầu tre và 700m cầu gỗ bị nước lũ cuốn trôi. khu vực nhà chờ Trung tâm bị cát bồi lấp khoảng hơn 1m, điểm du lịch Sông Chày-Hang Tối, cơ sở vật chất cũng hư hại nhiều...
Du lịch nỗ lực phục hồi để đón du khách
Những khó khăn rồi sẽ qua, ngành du lịch Quảng Bình đang từng bước khắc phục những khó khăn hiện tại. Các điểm đến như Phong Nha, Sông Chày Hang Tối, Suối nước Mooc..., nhà hàng, khách sạn cũng đã có những chiến lược để đón khách quay trở lại. Hiện tại, công tác quảng bá bắt đầu được thực hiện và đã mở cửa đến đón khách.
Chị Nguyên, quản lý một đơn vị chuyên đón tiếp khách đoàn tour chuyên nghiệp cho biết: “Chúng tôi đang triển khai kế hoạch quảng bá để đón khách trở lại, hy vọng sau lũ, khách quay trở lại Quảng Bình nhiều hơn. Biết sẽ khó khăn trước mắt, nhưng phải cố gắng để du khách nhìn nhận một Quảng Bình đẹp đẽ, mến khách và cũng thật kiên cường".
Theo ông Hoàng Hải Vân, Phó Giám đốc
vườn Phong Nha Kẻ Bàng: “Thời gian qua công tác khắc phục hư hỏng các điểm tuyến du lịch sau lũ lụt
đang được Ban Quản lý Vườn chỉ đạo triển khai một cách quyết liệt. Bắt đầu ngày 7/11 điểm đến tham quan động Phong Nha đã được đưa vào phục vụ khách, điểm
Sông Chày Hang Tối dự kiến đến ngày 10-12/11 sẽ đi vào phục vụ khách. Đối với
điểm Suối Nước Mooc
do toàn bộ hệ thống cầu gỗ, cầu tre bị trôi và hiện nay nước vẫn còn cao chưa
triển khai sửa chữa khắc phục được, đơn vị đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình
hình thời tiết và thủy văn để chỉ đạo Trung tâm tiến hành sửa chữa để đưa vào hoạt động
trong thời gian sớm nhất để đưa vào phục vụ du khách.”
Với nhà Tưởng niệm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, ông Võ Đại Hàm, người trông coi nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho hay: “Sau lũ, các đơn vị bộ đội đã về giúp gia đình tôi dọn dẹp, vệ sinh nhà lưu niệm Đại tướng. Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đón khách trở lại vào ngày 23/10/2020.
Và một dự án hết sức ý nghĩa đối du lịch là việc xử lý ô nhiễm nhựa và túi nilong tại hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh nhằm trả lại cảnh quan môi trường sau lũ của nhóm Câu lạc bộ du lịch Quảng Bình. Câu lạc bộ Du lịch Quảng Bình đã phối hợp với các mạnh thường quân sẽ thu mua rác thải túi nilong tại hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Nhằm góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức và thúc đẩy những hành động tích cực của mỗi cá nhân cũng như góp tiếng nói trong cuộc chiến chống lại rác thải nhựa, nhất là đối với rác thải là túi nilong và trả lại cảnh quan môi trường ở hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh.
Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, du lịch Quảng Bình có sự sụt giảm lớn về lượng khách và tổng doanh thu, trong đó, có thời gian phải tạm dừng đón khách tham quan du lịch. Vào thời điểm tháng 4/2020, tổng số khách du lịch đến Quảng Bình và tổng thu từ khách du lịch đã xuống đáy, giảm 97,2% so với cùng kỳ năm 2019, giảm 97,4% so với kế hoạch năm 2020.
Với sự quyết tâm của toàn ngành du lịch Quảng Bình, trong thời gian sắp tới những kế hoạch, công việc cụ thể sẽ có một bài toán hoạch định kích cầu cho du lịch Quảng Bình tăng trưởng. Theo lời một du khách: “Tôi rất yêu quý Quảng Bình, hy vọng sau lũ Quảng Bình sẽ là điểm đến tươi đẹp, mến khách và cũng là một Quảng Bình kiên cường....”.
Hiện tại, Sở Du lịch sẽ nắm bắt đề xuất, nguyện vọng của các doanh nghiệp làm du lịch để có hướng tháo gỡ, hỗ trợ, chia sẻ, động viên sau lũ lụt. Ngoài ra, trong thời gian này, các doanh nghiệp nên thực hiện đào tạo lại nguồn nhân lực để chuẩn bị cho hoạt động du lịch, phục vụ khách du lịch…
End of content
Không có tin nào tiếp theo