Đua khuyến mại để “hút” thuê bao: “Tuýt còi” vẫn không dừng
Song thực tế, để lôi kéo và giữ chân khách hàng, các nhà mạng vẫn âm thầm ganh đua và tung ra các "chiêu" khuyến mại vô cùng hấp dẫn.
Thị trường không trầm lắng
Viettel là một trong 3 nhà mạng lớn thường xuyên có các chương trình khuyến mại "khủng" dành cho cả khách hàng mới và các thuê bao trả sau. Mới đây, nhà mạng này đã áp dụng chính sách mở rộng hội viên thân thiết "Viettel Privilege" cho các thuê bao di động, D.com trả trước.
Đại diện Viettel cho biết, khi khách hàng thực hiện nạp thẻ, hệ thống sẽ tự động tính điểm, tích lũy và xếp hạng cho khách hàng: 1.000 đồng tương đương với 1 điểm tích lũy. Trong 12 tháng liên tục, khi đạt từ 6.000 điểm trở lên, khách hàng sẽ trở thành Hội viên chương trình, được nhận rất nhiều ưu đãi riêng.
Trong tháng 6/2012, nhà mạng này cũng không quên khuyến mại tặng 50% các thẻ nạp cho thuê bao trả trước. Chương trình được áp dụng đối với tất cả các loại thẻ nạp, không phân biệt mệnh giá. Toàn bộ giá trị khuyến mại được cộng vào tài khoản khuyến mại.
Còn trong tháng 5, chỉ cần đóng thêm 100.000 đồng mỗi tháng, chủ sim số thuê bao trả sau của Viettel sẽ được hưởng 1.000 phút gọi nội mạng mỗi tháng; được sử dụng internet 3G trên mạng di động 24/24 giờ trong ngày với thời gian khuyến mại kéo dài đến 18 tháng…
Không chịu kém cạnh, đều đặn hàng tháng, khách hàng trả trước hai mạng MobiFone và VinaPhone được nhận khuyến mại tặng 50% giá trị thẻ nạp. Trung bình mỗi tháng, khách hàng có ít nhất hai cơ hội nạp thẻ ưu đãi. Với thuê bao trả sau, nhờ tiện ích có thể thanh toán cước qua hình thức nạp tiền trả trước, nên họ vẫn có cơ hội hưởng ưu đãi tặng 50% giá trị thẻ nạp.
Trước đó, chỉ với gói cước thuê bao trả sau có 25.000 đồng/tháng, khách hàng sẽ được gọi miễn cước trong vòng 12 tháng với các cuộc gọi từ nội mạng của VinaPhone và các số điện thoại cố định nội hạt của VNPT tại các tỉnh, thành nơi thuê bao di động đăng ký hòa mạng...
Mạng MobiFone liên tục tặng 50% giá trị thẻ nạp cho các loại mệnh giá; chiết khấu giảm giá cho khách hàng có mức cước hàng tháng cao, khách hàng lâu năm; đưa ra các đợt khuyến mại rút thăm trúng thưởng ôtô, xe máy và nhiều hiện vật khác...
Giá cước sẽ rẻ nữa?
Sau nhiều năm khai thác hạ tầng truyền dẫn với hàng chục triệu thuê bao, các nhà mạng đã bắt đầu thu lại khoản vốn đầu tư ban đầu. Theo tính toán của một chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông, với lượng khách hàng sử dụng điện thoại nhiều như hiện nay, chỉ cần khai thác các dịch vụ cộng thêm có trả phí khác như internet, game, truyền hình… trên điện thoại di động, nhà mạng đã thu bội tiền.
Điều này đồng nghĩa giá cước viễn thông còn tiếp tục giảm trong thời gian tới. Đây cũng là cách để các nhà mạng cạnh tranh "hút" khách hàng mới và "níu giữ" thuê bao cũ.
Tuy nhiên, cũng xin nhắc lại quan điểm của Bộ chủ quản, không phát triển thuê bao bằng mọi giá như trước. Vì về lâu dài, cách làm này khiến lợi nhuận của doanh nghiệp thấp đi, đua nhau hạ giá thành còn tạo ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, chưa kể gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước. Chính việc phát triển thuê bao ồ ạt như vừa qua đã làm xuất hiện nhiều sim "ảo", sim "rác" chuyên nhắn tin lừa đảo, khủng bố, ảnh hưởng tới tình hình an ninh xã hội.
Theo Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Bắc Son, hiện, Việt Nam có 88 triệu dân nhưng có tới 130 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có 122 triệu là trả trước, 8 triệu là trả sau. Thực trạng này khá ngược so với thế giới, khi các nước quy định rất chặt chẽ, phức tạp về việc sở hữu sim trả trước.
Mới đây nhất, Bộ Thông tin & Truyền thông đã có động thái "mạnh tay" khi ban hành Thông tư số 04 /2012/TT-BTTTT về quản lý thuê bao di động trả trước với nhiều quy định chặt chẽ.
Bộ chủ quản "nói là làm" vì thế các doanh nghiệp viễn thông cũng phải thay đổi quan điểm phát triển thuê bao, dành nhiều ưu đãi hơn cho các thuê bao đang hoạt động và khách hàng lâu dài, thay vì chỉ chăm chú khuyến mại lôi kéo thuê bao hòa mạng mới như thời gian qua.
Theo KTĐT
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý