Khám phá

Dùng smartphone khiến... mặt dài ra?

Smartphone và laptop là những sản phẩm công nghệ cần thiết và gắn liền với cuộc sống của con người hiện đại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sắc đẹp và phẫu thuật thẩm mỹ, niềm đam mê, thậm chí lệ thuộc vào những vật dụng công nghệ này có thể khiến khuôn mặt con người bị dài ra, do xương hàm bị sụt và cằm trở nên như thể “2 cằm”.

Người ta tin rằng sử dụng smartphone và laptop có thể khiến da và cơ mặt mất đi độ co giãn, do mọi người thường ngồi ở tư thế cúi đầu xuống trong một thời gian dài. Hiện tượng này có thể là nguyên nhân khiến các ca điều trị da và cấy cằm thẩm mỹ đang ngày càng gia tăng.

 

Báo DailyMail (Anh) cho biết theo số liệu thống kê của Hiệp hội Phẫu thuật thẩm mỹ Mỹ (ASPS), cấy cằm đang trở thành xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ tăng nhanh nhất.

 

Trong năm 2011, số ca cấy cằm thẩm mỹ cao hơn cả số ca cấy ngực. Hiện nay một số các bác sỹ hàng đầu đang tin rằng công nghệ có thể là thủ phạm đứng đằng sau xu hướng này, vì tư thế, dáng điệu cúi mặt xuống của người dùng smartphone, laptop có thể khiến xương hàm bị sụt, cằm bành ra và các đường nét miệng chảy xệ xuống cắm.



Nói về nguyên nhân hiện tượng này, Bác sỹ Mervyn Patterson của nhóm Woodford Medical nói: “Nếu bạn ngồi hàng giờ liền với tư thế đầu cúi xuống, mắt nhìn chằm chằm vào iPhone hay laptop, bạn có thể khiến các cơ cổ ngắn lại, đồng thời làm xương hàm bạnh ra, dẫn đến một khuôn mặt rũ ruống”. Không tin ư? Bạn có thể thử chụp ảnh khuôn mặt của chính mình khi bạn đang chăm chú “cắm mặt” vào smartphone hay laptop.



Đây không phải là lần đầu tiên smartphone bị khiển trách ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta, đến giấc ngủ và các mối quan hệ của chúng ta.

 

Tuy vậy, đối với hiện tượng “dài mặt” do dùng smartphone, những người phản đối có thể cho rằng đó là do di truyền, do tuổi tác già đi và do con người bị béo lên.



Song nếu bạn lo lắng và không muốn sắc đẹp của mình xuống cấp nhanh chóng, có lẽ đã đến lúc nên lưu ý một chút, “hãy giữ cho cằm cao lên, hoặc hãy ngẩng đầu cao lên khi bạn nhắn tin hay nhìn chằm chằm vào smartphone”, trang CNET viết.

 

 

Theo ITC News

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo