EPC trúng dự án 9 tỷ USD
Dự án Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, có tổng vốn đầu tư 9 tỷ USD, trong đó vốn của các nhà đầu tư (chủ dự án) là 4 tỷ USD, vốn vay dự kiến 5 tỷ USD. Các bên cho vay gồm: JBIC, NEXI, IFC, KEXIM, European ECAs và các ngân hàng trong và ngoài nước.
Các nhà đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chiếm 25,1%; Công ty dầu khí Cô Oét (KPI/KPE) 35,1%; Công ty Idemitsu Nhật Bản (IKC) 35,1%; Công ty hoá chất Mitsui Nhật Bản (MCI) 4,7%. Công suất lọc dầu của nhà máy là 200 nghìn thùng/ngày, tương đương 10 triệu tấn/năm; nguyên liệu dầu thô được nhập khẩu từ Cô Oét.
Theo dự kiến, các thủ tục về tài chính và triển khai hợp đồng EPC sẽ diễn ra vào giữa năm 2013, hoàn thành cơ khí vào cuối năm 2016, bắt đầu vận hành thương mại giữa năm 2017.
EPC là liên danh nhà thầu do Công ty JGC (Nhật Bản) đứng đầu và các thành viên khác gồm: Chiyoda (Nhật Bản), GS E&C (Hàn Quốc), SK E&C (Hàn Quốc), Technip France (Pháp), Technip Geoproduction (Malaysia).
Thời gian thiết kế, mua sắm, xây dựng đến hoàn thành cơ khí là 40 tháng; thời gian hỗ trợ chạy thử 8 tháng.
Sản phẩm của nhà máy gồm: Khí hoá lỏng LPG 32 nghìn tấn/năm; xăng Ron92 là 1.131 tấn/năm; xăng Ron95 là 1.131 tấn/năm; nhiên liệu phản lực 580 nghìn tấn/năm; Diesel cao cấp 2.161 tấn/năm; Diesel thường 1.441 tấn/năm; Paraxylene 670 nghìn tấn/năm; Benzên 238 nghìn tấn/năm; Polypropylene 238 nghìn tấn/năm; lưu huỳnh rắn 244 nghìn tấn/năm.
Phạm vi công việc của Nhà thầu EPC gồm toàn bộ công việc thiết kế mua sắm xây lắp và hỗ trợ chạy thử cho toàn bộ nhà máy, ngoại trừ công tác nạo vét ban đầu và san lấp mặt bằng được thực hiện bởi các đơn vị thành viên của PVN. Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn là tổ hợp lọc hoá dầu chế biến sâu, tầm cỡ thế giới.
Cấu hình nhà máy gồm phần xưởng đầu tiên là chưng cất áp suất khí quyển (CDU) để chưng cất dầu thô nhập khẩu ra các phân đoạn nhẹ, phân đoạn trung bình và cặn chưng cất. Những phân đoạn này được chế biến tiếp trong các phân xưởng tiếp sau để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị chất lượng cao.
Các chu trình chế biến/phân xưởng cốt lõi của nhà máy bao gồm: cặn chưng cất khí quyển được chế biến qua phân xưởng xử lý cặn bằng hydro và phân xưởng cracking xúc tác tầng sôi; phân đoạn trung bình được xử lý bằng hydro; phân đoạn nhẹ từ CDU và các phân xưởng khác được chế biến qua các phân xưởng thu hồi và xử lý LPG, phân xưởng xử lý naptha bằng hydro; tiếp đó là các xưởng/chu trình chế biến sâu hơn để gia tăng giá trị sản phẩm, gồm Isome hoá, refoming xúc tác, Alkylate hoá gián tiếp.
Theo lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá, dự án có vai trò quan trọng mang tính chiến lược của Chính phủ việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu đối với các sản phẩm lọc hoá dầu ngày càng gia tăng do quá tình công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách nhanh chóng của quốc gia.
Việc xây dựng và vận hành dự án sẽ là một bước tiến quan trọng nhằm từng bước tiến tới việc tự cung tự cấp các sản phẩm lọc dầu và đảm bảo các nguồn cung năng lượng.
Đây sẽ là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam, do đó, việc thực hiện thành công dự án sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút thêm đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Cô Oét.
Hồng Lĩnh (Theo Tiền Phong)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vàng vẫn là ‘chân ái', trở thành top 1 mặt hàng nên mua vào năm 2025
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển