Khám phá

Giải pháp cải thiện khả năng học hỏi của trẻ

(DNHN) Từ khi còn trong bụng mẹ đến hết 3 năm đầu đời là khoảng thời gian não bộ của trẻ hình thành và phát triển đến 80% và đây cũng là thời gian não phát triển mạnh nhất.

 

Sự phát triển của trẻ em từ 1 – 6 tuổi là giai đoạn rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng học hỏi của trẻ về sau. Theo các chuyên gia, từ khi còn trong bụng mẹ đến hết 3 năm đầu đời là khoảng thời gian não bộ của trẻ hình thành và phát triển đến 80% và đây cũng là thời gian não phát triển mạnh nhất.

 

 

Các công trình nghiên cứu cho thấy phần não trước có vai trò rất quan trọng, là trung tâm của sự thông minh và việc học hỏi ở mức độ cao. Là nền tảng của tiềm năng phát triển nhiều lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của trẻ.

 

 

Vì sự phát triển của trẻ, ngày 15 tháng 9 năm 2012, Báo Điện tử giáo dục Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm “Giải pháp cải thiện khả năng học hỏi của trẻ”.

 

 

Tại buổi tọa đàm, bà Trần Thị Thắm, Vụ phó vụ Giáo dục tiểu học chia sẻ: Việc bắt ép con trẻ học quá sức đang trở thành xu hướng chung của các bậc phụ huynh hiện nay. Điều này hoàn toàn phản khoa học, làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như kết quả học tập của trẻ.

 

 

Ngày nay các bậc phụ huynh thường nghe nói đến hiện tượng thiếu sự tập trung lâu dài ở trẻ và cảm thấy lo lắng, sợ con mình sẽ mắc phải triệu chứng này.

 

 

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Lê văn Hảo, trẻ em thỉnh thoảng vẫn có những hành vi giống như mắc triệu chứng thiếu tập trung lâu dài nhưng không phải là bệnh lý. Để trẻ phát triển tốt phụ huynh cần tạo môi trường tác động, giúp con có sự quan tâm, chú ý với các sự việc trước mắt mình.

 

 

Ông Hảo nhấn mạnh: 3 việc quan trọng trong quy trình học hỏi, học tập của trẻ  đó là tập trung, ghi nhớ và khả năng giải quyết vấn đề.

 

 

Cũng tại buổi tọa đàm, các chuyên gia dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng: Đối với trẻ nhỏ từ 1-6 tuổi cần được đáp ứng đủ lượng cal theo từng giai đoạn. Đây là nền tảng quan trọng để phát triển trí thông minh, phát triển trí nhớ và cách suy nghĩ phân tích giúp xử lý tình huống có hiệu quả. Vì thế, bố mẹ không nên bỏ lỡ cơ hội vàng giúp phát triển tối đa tiềm năng của trẻ.

 

 

 

PV

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo