Giáo sư Ngô Bảo Châu về Việt Nam giảng bài
Giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà toán học người Việt đoạt giải thưởng Fields năm 2010 thuộc Đại học Chicago, sẽ về Hà Nội vào ngày 13/3 và TPHCM vào ngày 14 và 15/3 để tham dự chuỗi sự kiện “Cầu nối - Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ tư tại Đông Nam Á.
Chuyến thăm được tổ chức bởi Quỹ Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại thủ đô Vienna (Áo) và Bộ GD-ĐT Việt Nam. Trong chuyến thăm này, giáo sư sẽ có bài giảng về chủ đề “Phương pháp học tập” lúc 2 giờ chiều, ngày 13/3 tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và ngày 15/3 tại ĐH Mở TPHCM. Ông cũng sẽ có buổi gặp mặt học sinh trường Quốc Tế Anh vào sáng ngày 15/3.
Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM sẽ chủ trì buổi tiếp đón giáo sư vào ngày 14/3 tại Trụ sở Uỷ ban Nhân dân TPHCM. GS Ngô Bảo Châu là nhà khoa học thứ năm đến Việt Nam trong khuôn khổ chương trình “Cầu nối” lần thứ tư tại Đông Nam Á, sau chuyến thăm của GS Roger B.Myerson, đoạt giải Nobel Kinh tế, GS Harald zur Hausen, đoạt giải Nobel Y học, GS Douglas D. Osheroff, đoạt giải Nobel Vật lý, và GS Sir Harold W. Kroto, đoạt giải Nobel Hóa học, trong khoảng thời gian từ tháng 11/2012 đến tháng 1/2013.
Chương trình “Cầu nối - Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ tư tại Đông Nam Á nối tiếp sự thành công của chuỗi 450 sự kiện “Cầu nối” của Quỹ Hòa bình Quốc tế được tổ chức tại Thái Lan, Philippines, Malaysia và Campuchia từ năm 2003. Tham dự chương trình đã có 38 người đạt giải Nobel, 18 diễn giả và các nghệ sĩ khác như tiến sĩ Hans Blix, diễn viên Jackie Chan, mục sư Jesse Jackson, Vanessa-Mae, Jessye Norman, Oliver Stone và tiến sĩ James Wolfensohn, nhằm mục đích phát triển giáo dục trong khu vực Đông Nam Á. Chuỗi sự kiện tại Thái Lan được Nữ hoàng Sirikit và Công chúa Maha Chakri Sirindhorn chủ trì đã thu hút được 140.000 người tham dự.
Bắt đầu vào tháng 11 năm nay, chương trình “Cầu nối” lần thứ tư tại Đông Nam Á sẽ bao gồm các sự kiện chính dành cho công chúng, được tổ chức liên tục từ tháng 11 đến tháng 3/2013. Các chủ đề của chuỗi sự kiện sẽ nằm trong khuôn khổ nội dung “xây dựng văn hóa hướng tới hòa bình và sự phát triển của một thế giới toàn cầu hóa”, kết nối các quan điểm từ Việt Nam và quốc tế. Chương trình bao gồm một loại các chủ đề đa dạng như chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa và báo chí. Họ sẽ nhấn mạnh vào những thách thức của toàn cầu hóa và chủ nghĩa khu vực cũng như những tác động của chúng lên sự phát triển và hợp tác quốc tế. Chuỗi sự kiện có sự tham gia của các diễn giả đoạt giải Nobel trong lĩnh vực Kinh tế, Vật lý, Hóa học và Y học. Tham gia sự kiện còn có GS Romano Prodi, nguyên Thủ tướng Ý và nguyên Chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu, và GS Ngô Bảo Châu, người đoạt giải thưởng Fields năm 2010.
Mục tiêu của “Cầu nối” là để tạo điều kiện tăng cường đối thoại và thông tin liên lạc giữa các nền văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo trong khu vực Đông Nam Á và với các nước trên thế giới nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau. Chuỗi sự kiện “Cầu nối” được tổ chức với mục đích xây dựng cầu nối thông qua những người đoạt giải Nobel, những trường đại học trong nước và những tổ chức khác trong khu vực Đông Nam Á để thiết lập mối quan hệ lâu dài trong việc hợp tác những chương trình nghiên cứu chung và các chương trình khác. Với việc nâng cao khoa học, công nghệ và giáo dục như là một cơ sở cho hòa bình và phát triển, các sự kiện “Cầu nối” có thể giúp tăng cường sự hợp tác hướng tới hòa bình, tự do và an ninh trong khu vực với sự tham gia tích cực của các thế hệ trẻ - tương lai của Đông Nam Á.
Minh Đức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?