Giáo sư Vật lý Hà Huy Bằng bị tố đạo văn
Giáo sư Hà Huy Bằng (Phó Khoa Vật lý – Đại học Khoa học Tự nhiên) bị “tố” là tham gia cùng cộng sự viết bài gửi báo quốc tế, nhưng trong nội dung đã copy từ nguồn khác.
Các tác giả được cho là cùng viết bài với Giáo sư Hà Huy Bằng gồm Lê Đức Thông, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Thu Hương.
Bài báo khoa học này có nhan đề: Search for time variation of the fine -structure constant using emission lines (tạm dịch là: Tìm kiếm sự biến thiên thời gian của hằng số cấu trúc tinh tế bằng cách sử dụng dòng khí thải).
Bị rút bài vì copy từ nguồn khác
Bài báo khoa học trên được đăng trên trang mạng OnlineFirst. Trang mạng OnlineFirst nhận được bài báo khoa học của các tác giả trên ngày 23/3/2010, duyệt lần cuối ngày 15/6 và xuất bản ngày 12/8/2010.
Thư của trang mạng OnlineFirst gửi những người liên quan về việc rút bài báo khoa học. Trong đó nói rõ việc đạo văn.
Sau khi đăng tải trên trang mạng OnlineFirst, số 2 năm 2012 của trang mạng này đã quyết định rút bài của các tác giả trên với lí do “đạo văn” – nguyên văn: plagiarism.
Trước đó, theo OnlineFirst, nhóm tác giả trên đã viết bài dựa trên nội dung chủ yếu đến từ các bài báo khác, trong đó đáng chú ý nhất là Paolo Molaro, xuất bản 2005 Preceedings IAU Symposium số 292, điều đáng nói các tác giả đã dẫn nguồn nhưng không được ghi chú.
Theo kết luận của OnlineFirst, đây rõ ràng là một trường hợp đạo văn, thể hiện sự thiếu kinh nghiệm của tác giả trong việc việc gửi bài báo khoa học. OnlineFirst cũng cho rằng, dù với bất kỳ lí do nào, đạo văn với bất kỳ hình thức nào đều không được cho phép và khuyến khích.
Trên trang mạng OnlineFirst cho biết, Tổng biên tập cùng tác giả của các tờ báo khác không biết chuyện đạo văn này và không liên quan.
Giáo sư Hà Huy Bằng: Đó là chuyện trên trời rơi xuống
Trả lời tin đồn và báo chí, Giáo sư Bằng cho rằng, đó chỉ là chuyện “trên trời” rơi xuống đầu ông. Ông hoàn toàn bị vạ lây và không hề liên quan tới nội dung bài báo khoa học trên. Giáo sư Bằng cho biết, bài báo khoa học trên đứng tác giải chính là Lê Đức Thông và Nguyễn Thị Thu Hương.
Năm 2010 Lê Đức Thông cùng bạn gái Nguyễn Thị Thu Hương (hiện nay là vợ chồng) có viết một bài báo khoa học gửi báo quốc tế. Lúc đó, Nguyễn Thị Thu Hương là học trò của Giáo sư Hà Huy Bằng và có nhờ Giáo sư Bằng góp ý thêm phần cuối bài.
Theo Giáo sư Bằng, bài báo mà Lê Đức Thông gửi OnlineFirst đã hoàn toàn Accepted, tức đã được duyệt trước khi có tên Giáo sư Bằng: “Tôi chỉ tham gian phần góp ý cuối bài với nội dung: “Cần tính toán chính xác hơn ngưỡng bị chặn của số liệu về hằng số anpha, nêu lên sự liên quan của anpha với các mô hình thống nhất tương tác…, mở rộng mô hình chuẩn thì nên khái quát hóa như thế nào…”.
Ngoài ra, Giáo sư Bằng cũng giải thích thêm khi phóng viên đề cập tới nội dung bài báo bị rút: "Những gì tôi góp ý hoàn toàn là ý của tôi, tuyệt đối không cóp nhặt ở đâu. Sau khi anh Thông hỏi ý kiến tòa soạn, đồng ý bổ sung tên tôi (Ý kiến đóng góp của tôi chứng tỏ là quan trọng) và bổ sung tên tôi vào. Tuy nhiên, nội dung bài báo trước đó hoàn toàn không dính dáng gì tới tôi”.
Để minh chứng mình không liên quan trong nội dung bài báo mà Lê Đức Thông đã tự ý cho tên mình vào, Giáo sư Hà Huy Bằng đã cung cấp cho báo chí những bức thư điện tử gửi Ban biên tập OnlineFirst rằng, muốn được không đăng tên cùng Lê Đức Thông trong bài báo trên, bức thư được gửi hôm thứ 6, ngày 24/9/2010 (tức 16 ngày sau khi bài báo được đăng).
Bức thư có nội dung: “Ông Lê Đức Thông gửi bài báo Vật lý cho OnlineFirst quá nhanh, tôi không thể xem lại một lần nữa…”. Giáo sư Bằng cho rằng, sự đóng góp của mình trong bài của Lê Đức Thông chỉ là góp ý nhỏ nên không muốn đưa tên mình lên báo và đề nghị Ban biên tập rút tên.
Một chi tiết khác, theo Giáo sư Hà Huy Bằng, trước khi gửi đăng lần cuối Lê Đức Thông hoàn toàn không hề có lời xin phép nào đối với ông trước khi cho tên cùng trong bài báo khoa học trên.
Giáo sư Hà Huy Bằng cũng thông tin rằng, bị Lê Đức Thông cho tên kèm trong một bài báo khoa học khác có tên: Constraining the cosmological time variation of the fine structure constant” đăng ở Astrofizika, vol.53, No3, pp. 493-500. Gửi đăng ngày 20/4/2010.
Bài báo khoa học này tác giả Lê Đức Thông cũng không xin phép dùng tên chung trước khi gửi (bài báo này chưa bị rút). Giáo sư Bằng thẳng thắn: “Tôi hoàn toàn không cần hai bài báo khoa học kia để đủ tiêu chuẩn nhận chức danh Giáo sư, đồng nghĩa với việc cũng không bao giờ dùng hai bài báo này để nghiệm thu công trình khoa học nào”.
Được biết, trước đó ngày 9/4/2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận đã có Quyết định số 1371 về việc bổ nhiệm chức danh Giáo sư đối với 8 nhà giáo, trong đó có Giáo sư Hà Huy Bằng.
Giáo sư Bằng khẳng định, ông hoàn toàn không dùng hai bài báo khoa học trên để có điều kiện xét danh hiệu chức danh Giáo sư. “Nếu để nói các bài báo khoa học đăng trên báo quốc tế, tôi có khoảng hơn 20 bài, số điểm xét danh hiệu Giáo sư là 12 thì tôi đã vượt lên 52,3 điểm. Tôi hoàn toàn không cần dùng tới hai bài báo mà được cho là ké tên cùng Lê Đức Thông.
Theo VTC News
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Bị hơn 40 con cá sấu vây quanh dưới nước, sư tử có cái kết không ai dám tin
CLIP: Rồng Komodo hạ gục trâu chỉ với một cú cắn chí mạng
Kỳ lạ Bộ tộc đã sống dưới nước hơn 15.000 năm, phổi và lá lách to hơn người bình thường
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?
CLIP: Chú chó "nhận bài học đắt giá" khi tấn công nhím
Cột tin quảng cáo