Tạm trú ở Hà Nội có phải về quê xin xác nhận hỗ trợ?
Chấp pháp bảo vệ doanh nghiệp, cơ quan Thi hành án Cần Thơ ra “tối hậu thư “ đối với ngân hàng Agribank Việt Nam / Phú Thọ: Không có việc Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn thu phí khám sàng lọc tiêm vaccine COVID-19
Ông Nam có đề nghị tổ trưởng để được tiếp cận gói trợ cấp do ảnh hưởng bởi COVID-19 của Nhà nước nhưng được trả lời, ông phải về địa phương xin giấy xác nhận chưa được nhận trợ cấp tại địa phương. Hiện nay việc đi lại còn khó khăn, ông Nam hỏi, ông phải làm thế nào?
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:
Ngày 12/8/2021, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP. Hà Nội đã có Văn bản số 4658/SLĐTBXH-VLATLĐ về việc tháo gỡ khó khăn trong việc xác nhận để hưởng hỗ trợ lao động tự do, trong đó Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất: UBND quận huyện, thị xã; UBND xã, phường, thị trấn và các đơn vị liên quan tiếp nhận hồ sơ để xem xét, giải quyết chính sách hỗ trợ lao động tự do thuộc đối tượng và đủ điều kiện theo quy định tại Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 nhưng không thể về nơi cư trú để xác nhận theo Mẫu số 02... tổ chức tiếp nhận hồ sơ người lao động hàng ngày bằng các hình thức thuận lợi nhất cho người lao động như: Bưu điện, email, trực tuyến...
Đề xuất nêu trên đã được UBND TP Hà Nội thống nhất theo Văn bản số 2644/UBND-KGVX ngày 13/8/2021.
Căn cứ các văn bản nêu trên, nếu đủ điều kiện hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (lao động tự do) theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 3642/QĐ-UBND, ông lập hồ sơ theo Phụ lục và Mẫu số 01, 02 ban hành kèm theo Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND TP Hà Nội, để được xem xét, giải quyết.
Để biết thêm thông tin chi tiết ông liên hệ với UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc gọi tới Tổng đài điện thoại 1022 - bấm phím số 5 (chọn Nhánh 5) để được giải đáp, hướng dẫn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Ảnh minh họa.