UBND tỉnh Điện Biên hướng dẫn người hoàn lương đang bị thi hành án trái luật kiện đến Tòa án
Thi hành án Điện Biên phong tỏa tài sản trái luật: Người bị oan có quyền yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự của Chấp hành viên / Điện Biên: Viện Kiểm sát quan tâm đến kế sinh nhai của người muốn hoàn lương đang chới với
Tình tiết mới nhất liên quan đến việc chị Trần Thị Hà ở thành phố Điện Biên Phủ đang loay hoay “mắc kẹt” giữa hai hướng giải quyết trái ngược nhaugiữa Viện Kiểm sát nhân dân và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên đối với khoản tiền lãi suất chậm thi hành án 80 triệu đồng (được tính trong suốt thời gian hơn 15 năm chị Hà thụ án tù).
Trong vụ việc này khi Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên đã xác định Quyết định phong tỏa mảnh đất của vợ chồng chị Hà là trái luật và yêu cầu Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên phải thu hồi Quyết định trái luật đó.
Nhưng cơ quan Thi hành án ở Điện Biên bác bỏ, không thực hiện yêu cầu hủy quyết định thi hành án trái luật của Viện Kiểm sátvà vẫn tiến hành các thủ tục để cưỡng chế, kê biên đất đai khi chưa có một quyết định thống nhất giữa hai cơ quan pháp luật cấp tỉnh.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong tháng 7/2020, chị Trần Thị Hà đã viết đơn kêu cứu gửi tới Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, Bí thư kiêm Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên.
Ngày 24/8/2020, Văn phòng UBND tỉnh Điện Biên đã có văn bản trả lời và hướng dẫn công dân. Theo đó, UBND tỉnh Điện Biên nhận được đơn kêu cứu của chị Trần Thị Hà có nội dung: Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên xem xét, chỉ đạo các cơ quan thi hành pháp luật của tỉnh có một quyết định nhất quán, để sớm thu hồi Quyết định ban hành vi phạm pháp luật, trả lại mảnh đất đã bị phong tỏa cho gia đình bà.
Sau khi xem xét nội dung đơn và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Tiếp công dân tỉnh trả lời như sau: “Nội dung đề nghị của bà Trần Thị Hà không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, do các nội dung theo đề nghị của bà Hà đang được Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Điện Biên giải quyết. Do đó, Ban Tiếp công dân tỉnh trả lại Đơn và đề nghị bà thực hiện quyền công dân của mình thông qua việc khiếu kiện các nội dung có liên quan tại Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên để được xem xét giải quyết theo đúng quy định”.
Cũng liên quan đến khiếu nại của chị Trần Thị Hà, ngày 17/8/2020, Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp cũng đã có văn bản chuyển đơn thư của chị Hà với nội dung như sau: “Trong quá trình tổ chức thi hành án, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên không thực hiện hủy bỏ Quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản số 13/QĐ-CTHADS ngày 20/6/2018 của Chấp hành viên Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên theo Văn bản yêu cầu số 260/P8-YC ngày 27/2/2020 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên.
Tổng cục Thi hành án dân sự chuyển đơn của bà Trần Thị Hà đến Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên để xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và trả lời đương sự”.
Trước đó, chị Trần Thị Hà cũng có đơn kêu cứu gửi tới Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên. Vào ngày 21/7/2020, Ban Nội chính Tỉnh ủy cũng đã có văn bản số 73-PCĐ/BNCTU chuyển đơn thư của chị Trần Thị Hà đến Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên để "Ban cán sự Đảng chỉ đạo Viện Kiểm sát tỉnh xem xét, giải quyết đơn thư bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân theo quy định của pháp luật. Đồng thời báo cáo về Thường trực Tỉnh ủy (qua Ban Nội chính Tỉnh ủy) theo quy định".
Khi cơ quan Thi hành án bác bỏ, không thực hiện yêu cầu của Viện Kiểm sát thì người dân như chị Trần Thị Hà cần phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, để tránh việc bị cưỡng chế, kê biên đất đai khi chưa có sự thống nhất về biện pháp giải quyết giữa hai cơ quan pháp luật là Viện Kiểm sát và Thi hành án cấp tỉnh?
Trao đổi với Doanh nghiệp Việt Nam vào ngày 31/8/2020, chị Trần Thị Hà cho biết, chị đã có đơn gửi tới các Tòa án, Viện kiểm sát đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm đối với Bản án số 56/2002/HSST ngày16/08/2002 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên; Bản án số 1706 ngày 19, 20, 21/11/2002 của Tòa án nhân dân Tối cao.
Luật sư Trung Thị Kim Anh. Trước đó, để hướng dẫn chị Trần Thị Hà bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Luật sư Trung Thị Kim Anh, Giám đốc Công ty Luật Trung Anh Kim (Hà Nội) cho biết, trong trường hợp cụ thể này, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên đã tiến hành họp liên ngành và có hướng dẫn của Tổng cục Thi hành án dân sự, chị Trần Thị Hà có các hướng giải quyết như sau: Căn cứ theo văn bản số 260/P8-YC ngày 27/2/2020 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên. Căn cứ Điều 351 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015: "Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra Bản án đó", vợ chồng chị Hà có thể: Làm đơn đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội kháng nghị Bản án Phúc thẩm theo thủ tục "Tái thẩm" khi năm 2015 chị Hà được đặc xá tha tù trước thời hạn mà "không" bị kèm theo hình phạt bổ sung nào. Đồng thời vợ chồng chị Hà còn có quyền gửi kiến nghị tới Tổng cục Thi hành án Dân sự, kiến nghị gửi Uỷ ban Tư pháp của Quốc Hội, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên kháng nghị lên Tòa án cấp cao tại Hà Nội xem xét lại phần trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo