Góc nhìn

Vĩnh Long (bài 2): Dự án được Nhà nước hỗ trợ hơn 20 tỷ đồng, có dấu hiệu việc chính quyền bao che cho vi phạm pháp luật

DNVN – Một dự án “nuôi trồng thủy sản” sau nhiều năm “treo” không bị thu hồi, bất ngờ được đóng cọc bê tông, cho xáng hút bùn, đất, cát từ lòng sông lên để san lấp mặt bằng lấn sông Cổ Chiên. Thế nhưng chính quyền huyện Mang Thít lại đứng ngoài cuộc, khiến người dân bức xúc.

Viết tiếp vụ chiếm đất ở BRVT: Một cá nhân bị đề nghị phạt 350 triệu đồng / Dự án được Nhà nước hỗ trợ hơn 20 tỷ đồng trước nguy cơ bị dự án treo “bóp chết”


Như Doanh nghiệp Việt Nam(DNVN) phản ánh, kể từ khi được UBND huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long cho thuê khu đất tại ấp An Khương 1, xã Mỹ An, ông Nguyễn Văn Lịch vẫn để dự án trong tình trạng “treo” trong suốt thời gian dài, thay vì bị thu hồi theo quy định thì chính quyền huyện Mang Thít lại tiếp tục cho tồn tại. Năm 2019 ông Lịch bất ngờ cho 1 xáng hút bùn, đất, cát từ lòng sông lên phần đất thuê thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản. Thế nhưng, người dân địa phương cho rằng, ông Lịch có dấu hiệu khai thác cát trái phép và chở đi nơi khác bán?

Kết quả kiểm tra, ông Lịch cũng thừa nhận có thực hiện việc bơm hút bùn, đất này để đắp đê bao ao cá, đã diễn ra khoảng 1 tháng, chỉ thực hiện vào ban ngày với khối lượng bơm khoảng 1.000m. Hoạt động này chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Ông Lịch cũng đã cam kết ngưng hoạt động kể từ ngày 28/5/2021. Hiện vụ việc được giao Phòng TN-MT huyện Mang Thít và UBND xã Mỹ An chịu trách nhiệm giám sát đối với việc thực hiện cam kết trên.

Chính quyền ở đâu?

Bị ảnh hưởng bởi dự án nuôi trồng thủy sản “treo” nhiều năm của ông Nguyễn Văn Lịch có rất nhiều hộ dân sinh sống, làm ăn lân cận. Trong đó có Công ty TNHH MTV On Oanh (Công ty On Oanh) được UBND tỉnh Vĩnh Long cấp giấy chứng nhận (GCN) đầu tư để thực hiện dự án “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất phân bón vô cơ đa thành phần bằng công nghệ sử dụng khí nóng tạo hạt” có tổng vốn đầu tư là 101,6 tỷ đồng. Đặc biệt, dự án này được Quỹ đổi mới Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Quốc gia (trích ngân sách nhà nước) hỗ trợ 20,2 tỷ đồng.

Dự án lấn sông nằm trên phần mặt nước được Sở GTVT tỉnh Vĩnh Long cấp phép hoạt động bến thủy nội địa, dự án "treo" này thay vì bị thu hồi thì được tiếp tục thực hiện gây cản trở giai đoạn 2 của dự án nghiên cứu khoa học được Nhà nước hỗ trợ 20,2 tỷ đồng (đã giải ngân xong).

Dự án lấn sông nằm trên phần mặt nước được Sở GTVT tỉnh Vĩnh Long cấp phép hoạt động bến thủy nội địa, dự án "treo" này thay vì bị thu hồi thì được tiếp tục thực hiện gây cản trở giai đoạn 2 của dự án nghiên cứu khoa học được Nhà nước hỗ trợ 20,2 tỷ đồng (đã giải ngân xong).

Công ty On Oanh đã tiến hành xong giai đoạn 1 (từ tháng 11/2015 đến tháng 12/2018) của dự án và đã đưa nhà máy vào hoạt động. Đầu năm 2019, khi Công ty On Oanh chuẩn bị thực hiện giai đoạn 2 của dự án thì ông Nguyễn Văn Lịch mang sà lan, cần cẩu đến đóng cọc bê tông, san lấp phần mặt nước thuộc khu vực được cấp phép bến thủy nội địa của Công ty On Oanh gây cản trở việc vận chuyển bằng đường thủy. Nếu chuyển sang vận chuyển bằng đường bộ làm chi phí đội lên gấp đôi, đồng nghĩa với giá thành sản phẩm làm ra cũng tăng. Điều này lại không đúng với mục đích đề ra ban đầu của dự án được Quỹ đổi mới KH-CN Quốc gia hỗ trợ.

Hoạt động hút cát vẫn diễn ra ngày 25/6, mặc dù trước đó ông Lịch đã cam kết ngừng hoạt độn, thế nhưng không thấy vai trò xử giám sát của Phòng TN-MT huyện Mang Thít cũng như UBND xã Mỹ An.

Hoạt động hút cát vẫn diễn ra ngày 25/6, mặc dù trước đó ông Lịch đã cam kết ngừng hoạt độn, thế nhưng không thấy vai trò xử giám sát của Phòng TN-MT huyện Mang Thít cũng như UBND xã Mỹ An.

Ông On bức xúc: “Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) giao cho Phòng TN-MT huyện Mang Thít và UBND xã Mỹ An chịu trách nhiệm giám sát đối với việc thực hiện cam kết trên của ông Lịch. Tuy nhiên, hoạt động hút bùn, đất, cát từ lòng sông bơm vào dự án trên vẫn diễn ra hàng ngày, thách thức dư luận mà không một cơ quan chức năng nào đến kiểm tra, xử lý. Ai “chống lưng” để một dự án nhiều bất ổn, vi phạm như thế ngang nhiên tồn tại?”.

Qua phản ánh của phóng viên, Ông Trần Minh Khởi, Phó Giám đốc Sở TN-MT có văn bản trả lời: Hành vi hút bùn, đất, cát san lấp của ông Lịch được bàn giao hồ sơ cho UBND huyện Mang Thít xử lý.

Để rộng đường dư luận, phóng viên DNVN đã liên hệ với ông Nguyễn Văn Diên, Chủ tịch UBND huyện Mang Thít để làm rõ một số nội dung đã nêu ở trên, nhưng viện nhiều lý do, lãnh đạo này đã hẹn vào dịp khác cho đến nay vẫn chưa có phản hồi.

Gây nhiều tác động nghiêm trọng

Trao đổi với phóng viên về dự án này, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về hệ sinh thái đồng bằng sông Cửu Long nhận định: Dự án này rõ ràng có tính chất là một dự án lấn sông, cản trở dòng chảy, có dấu hiệu vi phạm nhiều luật như: Luật tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng chống thiên tai.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện cho biết, sông Cổ Chiên là một nhánh chính của sông Cửu Long, được định nghĩa là Nguồn nước liên quốc gia và là Lưu vực sông liên tỉnh theo Khoản 7, Điều 2 và Khoản 9, Điều 2, của Luật Tài nguyên nước. Hành vi lấn sông, tạo chướng ngại, cản trở thoát lũ, lưu thông nước là hành vi bị nghiêm cấm theo Khoản 4, Điều 9; Việc khai thác cát trái phép ở đây cũng là hành vi bị cấm tại Khoản 5, Điều 9 của luật này.

“Hành vi lấn sông cũng là hành vi cải tạo bãi sông có thể gây ra nguy cơ sạt lở ở vùng lân cận, ảnh hưởng xấu đến sự ổn định bờ, bãi sông vùng lân cận thì phải chịu sự điều chỉnh của Điều 63, Luật tài nguyên nước. Theo khoản 2, Điều 48, của luật này cũng không cho phép việc khai thác tài nguyên nước phục vụ nuôi trồng thủy sản cũng không được phép cản trở dòng chảy”, chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện phân tích.

Theo Khoản 1, Điều 29, Luật Bảo vệ môi trường, dự án này thuộc nhóm phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường liệt kê tại Mục 3, Khoản 3, Điều 28. Với diện tích dự án lấn sông đến 65.781m2, tức là lớn hơn 1ha thì thuộc diện dự án phải đánh giá tác động môi trường như quy định tại Cột 1, Mục 13, Phục lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Hành vi lấn chiếm bãi sông, tạo vật cản, cản trở dòng chảy, khai thác trái phép cát sỏi, gây sạt lở bờ sông bị nghiêm cấm tại Khoản 4, Điều 12, của Luật Phòng chống thiên tai.

“Cần đặc biệt lưu ý, vào những năm lũ lớn, sông Cổ Chiên cần được thông thoáng để thoát lũ. Việc lấn sông này cũng làm thay đổi hướng dòng chảy làm gia tăng sự va đập dòng chảy vào bờ bên kia và đổi hướng dòng chảy ở phía hạ lưu. Trong trường hợp này, Cồn Phú Đa có thể bị đe dọa sạt lở ở phía đầu cồn. Ngoài ra, hành vi khai thác cát lòng sông trái phép của dự án này làm cho đáy sông sâu hơn và gây gia tăng sạt lở bờ sông. Một dự án như thế cần phải được xem xét cẩn thận về khía cạnh pháp lý và tác động để không tạo ra một tiền lệ xấu cho hệ thống sông Cửu Long, mạch máu của đồng bằng sông Cửu Long”, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện nhấn mạnh.

Thái Cường
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm