GS Hồ Ngọc Đại: Dạy chữ cho trẻ “tiền lớp 1” là thiển cận!
Cho đến nay, GS Đại vẫn tin vào lý thuyết “Hoạt động” do nhà tâm lý học nổi tiếng người Nga A.N Leontiev khởi xướng. Ông cho rằng, cái khác biệt căn bản giữa lý thuyết “Hoạt động” và lý thuyết “Hành vi” chính là chỗ nói đến sự phát triển tâm lý của trẻ em, mà sự phát triển tâm lý ấy mới đích thị là sự phát triển của con người. Trong mỗi giai đoạn của đời người, “hoạt động chủ đạo” luôn đóng vai trò chi phối toàn bộ. Nếu không có lý thuyết về “hoạt động chủ đạo” thì không biết được với lứa tuổi nào nên giáo dục cái gì.
Theo GS Hồ Ngọc Đại, trẻ em từ 0 - 2 tuổi, từ 3 - 5 tuổi, từ 6 - 11 tuổi, từ 12 - 18 tuổi, ngoài 18 tuổi phải có những phương pháp giáo dục khác nhau tạo ra sự chuyển hóa rất thực tiễn và chỉ khi được soi rọi bởi hệ thống lý thuyết mới thấy một cách tường minh điều này. Có thể ví trẻ em như hạt giống đem gieo. Hạt giống ấy, khi nảy mầm nó sống khác, khi thành cây, ra hoa, kết trái... nó lại theo một đời sống khác. Như vậy, sự phát triển của con người là tập hợp những giai đoạn phát triển khác nhau về chất.
Theo GS Hồ Ngọc Đại, nếu hiểu được như vậy sẽ tổ chức được hệ thống giáo dục rất tự nhiên, phù hợp với từng lứa tuổi và tất nhiên sẽ rất thành công. Nếu giáo dục theo kiểu lý thuyết thực dụng, rất có thể sẽ có hiệu quả tức thời, nhưng về lâu dài không thể bền vững được. Và cuối cùng, chúng ta sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm chứ không phải khoa học. Không thể phủ nhận xử lý theo chủ nghĩa kinh nghiệm là hoàn toàn sai, nó cũng có cái đúng nhưng xác xuất đúng rất thấp - GS Hồ Ngọc Đại khẳng định.
Theo nhà tâm lý học nổi tiếng người Pháp Piaze, đặc trưng của hoạt động chủ đạo ở trẻ từ 0 - 2 tuổi là hệ thống thao tác (bú, tập đi, đứng, nhìn, quờ quạng...); từ 3 - 5 tuổi là tập nói và dần dần hoàn thiện ngôn ngữ. Ngoài 6 tuổi trẻ không học nói nữa mà dùng ngôn ngữ để làm việc khác. Ngoài ra, trẻ còn chịu sự tác động của nhiều mối quan hệ xã hội khác.
GS Đại kể ngày trước ở Nga có 2 trường phái: Một ủng hộ cho trẻ đi học năm 7 tuổi, một ủng hộ cho trẻ đi học năm 6 tuổi. Tại sao lại như vậy? Một phái thấy trẻ trưởng thành nhanh, muốn cho đi học sớm, một phái muốn giữ lại tuổi thơ để trẻ phát triển hoàn toàn tự nhiên, thoải mái. GS Đại cho rằng, triết lý sâu sắc nhất là giữ tuổi thơ của trẻ vì đó là nền tảng của cả đời người. Nếu phá hoại cái nền tảng ấy là vụ lợi - ông khẳng định. Việc cho trẻ đi học sớm được GS Hồ Ngọc Đại ví như hành động nhổ “nhớm” cây, tưởng nó chóng lớn nhưng không khéo bị đứt rễ. Đây là quan điểm thiển cận, nếu không muốn nói là tầm bậy - GS Hồ Ngọc Đại gay gắt.
Vậy “hoạt động chủ đạo” của trẻ trước 6 tuổi là gì? GS Hồ Ngọc Đại nhấn mạnh, giáo dục cho trẻ ở độ tuổi mầm non là dạy cho trẻ chơi, múa hát, dạy đạo đức..., dạy cho trẻ biết nhận dạng... Tại sao lại như vậy? Vì trẻ ở tuổi mầm non là giai đoạn chuẩn bị “cơ sở vật chất” (sức khỏe, tâm sinh lý...) để vào lớp 1 học chữ. Còn phải từ 6 tuổi trở đi trẻ mới đủ trình độ tiếp thu chữ, số và lúc ấy chúng tiếp thu một cách căn bản, khoa học, khác hẳn với sự tiếp thu của trẻ ở giai đoạn 3 - 5 tuổi. GS Hồ Ngọc Đại khẳng định: Nếu trẻ biết chữ trước khi vào lớp 1 sẽ rất khổ cho các em. Những học sinh này chỉ chiếm ưu thế một vài tháng, sau đó... đụt hết!
GS Hồ Ngọc Đại kết luận: Dạy chữ cho trẻ “tiền lớp 1” là thiển cận.
Minh Anh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Mỹ: Xuất hiện sinh vật kỳ lạ viết lại lịch sử loài khủng long