Hạ lãi suất huy động: “Đòn bẩy” chưa đủ mạnh
Lãi suất huy động xuống 7,5% sau khi lạm phát của 3 tháng giảm xuống dưới 7%, cho thấy sự hợp lý về mặt thời điểm, đồng thời thể hiện rõ sự thận trọng của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng thực tế gần 1 tháng qua cho thấy, đây chỉ là một bước nhỏ, không đủ sức khơi thông luồng tiền.
Chỉ xử lý lãi suất huy động
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định hạ lãi suất huy động xuống 7,5%, sau khi lạm phát 3 tháng đầu năm dưới 7% và duy trì được lãi suất thực dương. Động thái này, TS Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế đánh giá: “Hợp lý về mặt thời điểm và chứng tỏ sự thận trọng của NHNN”.
Trong bối cảnh hiện nay, lãi suất huy động chưa hẳn là điều kiện quyết định để tổng tín dụng sẽ tăng lên, mà nó còn phụ thuộc vào những yếu tố vĩ mô khác. Bước giảm lãi suất huy động lần này là nhỏ, chỉ 0,5% theo xu thế kéo giảm lãi suất và điều hành theo diễn biến của lạm phát.
Trên thực tế, kéo lãi suất huy động xuống chỉ là một điều kiện chứ không phải toàn bộ các điều kiện để giảm lãi suất cho vay. Đó là chưa kể lãi suất cho vay còn phụ thuộc vào từng dự án, rủi ro của từng hợp đồng tín dụng và từng khách hàng. Do đó, lần này, NHNN mới chỉ xử lý lãi suất huy động chứ không phải là lãi suất cho vay.
Mục tiêu, nhiệm vụ NHNN phải thực hiện trong năm 2013 là kéo dài lãi suất cho vay. Nhưng đến nay, lãi suất cho vay vẫn dao động khoảng 10-15% một năm, dù đã giảm nhiều so với năm 2012 song vẫn rất cao trong khi nhiều DN đang trong tình trạng giải thể, ngừng hoạt động, tiêu thụ khó khăn, tồn kho lớn...
Gốc của vấn đề là phục hồi sản xuất
Giảm cầu trong nước là khó khăn đầu tiên, phổ biến đối với DN. Theo TS Nguyễn Đình Cung - Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), việc giảm lãi suất được cộng đồng DN và các bên có liên quan hoan nghênh, coi đây là giải pháp cơ bản có thể giúp DN giảm chi phí vốn, tăng khả năng tiếp cận vốn đối với DN.
Theo báo cáo của NHNN, đến ngày 20-8-2012, số tín dụng với lãi suất cao hơn 15% một năm đã giảm từ trên 70% xuống còn 29% tổng số tín dụng cho DN. Nhưng TS Cung cho rằng, trên thực tế chi phí DN phải thanh toán để vay vốn cao hơn, khả năng tiếp cận vốn chưa được cải thiện và có tới 53,6% số DN gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, gần 40% DN gặp phải rào cản về lãi suất cao...
Xem xét DN đang hoạt động trên thị trường, TS Vũ Đình Ánh chia DN thành 4 loại. Thứ nhất, DN làm ăn hiệu quả, dù có thời điểm phải vay với lãi suất 15%. Việc kéo giảm lãi suất sẽ giúp họ giảm chi phí. Thứ hai, DN muốn vay vốn, nhưng lãi suất 15% quá cao, hoạt động sẽ không hiệu quả. Lãi suất giảm, DN sẽ tính toán lại phương án sản xuất, kinh doanh và có thể quyết định vay vốn. Thứ ba, DN không vay vốn, dù lãi suất xuống 0% do hoạt động bằng vốn tự có. Thứ tư, vay vốn với bất cứ lãi suất nào, 0% hay 15% DN vẫn vay.
Các điều kiện tiếp cận tín dụng được đặt ra từ phía các ngân hàng và liên quan đến bản thân khách hàng. Nhưng xét cho cùng, đến nay, trách nhiệm của các NHTM rất nặng. Các NHTM thận trọng hơn khi phải chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình, chịu trách nhiệm trước các rủi ro về lãi suất, về kỳ hạn, tín dụng hay đạo đức..., trong bối cảnh nợ xấu vẫn rất cao. Như vậy, TS Ánh cho rằng: “Phải xử lý cả 2 bên, phía ngân hàng phải cơ cấu lại, phía DN phải được tháo gỡ khó khăn để tiêu thụ được sản phẩm”.
Thành Công
Theo HQO
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên
Cột tin quảng cáo