Hai hóa thạch xương rùa hợp nhất sau 160 năm
Các nhà cổ sinh vật học Mỹ mới đây xác định hai mảnh xương gãy được phát hiện cách nhau 160 năm thuộc về phần hóa thạch của một con rùa biển.
UPI cho hay, nửa xương chân trước bị gãy của con loài rùa biển khổng lồ được phát hiện bên dưới đụn cát ở Monmouth, thuộc bang New Jersey, Mỹ, vào những năm 1840.
Việc phát hiện hóa thạch giúp các nhà khoa học xác định một loài rùa biển mới có tên khoa học là Atlantochelys mortoni. Phần hóa thạch sau đó được trưng bày tại bảo tàng của Đại học Drexel.
Mới đây, các nhà nghiên cứu phát hiện hóa thạch xương gãy khác có liên quan đến một loài rùa biển. Theo kết quả nghiên cứu, hóa thạch này hoàn toàn trùng khớp khi ghép nối với nửa xương được tìm thấy cách đây hơn 160 năm.
"Khi ghép hai nửa xương lại với nhau, chúng tôi cảm thấy rất ngạc nhiên", BBC dẫn lời nhà cổ sinh vật học Ted Daeschler của Viện Hàn Lâm Khoa học quốc gia Drexel cho biết.
Theo nhóm nghiên cứu, hai nửa xương này thuộc về một con rùa biển và chúng bị chôn vùi trong các lớp trầm tích từ Kỷ Phấn trắng, cách đây khoảng 70-75 triệu năm.
Phát hiện này có thể cung cấp một số thông tin quan trọng về đời sống của loài rùa biển từ cách đây hàng triệu năm.
VnExpress
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Thấy bê bị trăn siết chết, bò mẹ nổi điên liên tục dẫm đạp loài bò sát để trả thù cho con
CLIP: 'Lớn mật' giành mồi của sư tử, linh cẩu nhận ngay bài học nhớ đời
CLIP: Đụng độ rắn nâu, rắn hổ mang bị kẻ thù cắn nát đầu
CLIP: Rơi vào vòng vây của đàn trâu rừng, sư tử bị giày xéo đến chết
CLIP: Chủ động tấn công mèo, rắn hổ mang đất bị đối thủ tát cho không trượt phát nào
CLIP: Đi săn hươu cao cổ, sư tử bị đạp cho vỡ mặt
Cột tin quảng cáo