Hết hồn với những bí ẩn trong khu rừng Amazon
Cá heo hồng: Cá heo hồng được biết là loài cá heo thông minh nhất trong số các loài. Chúng thân thiện, nhạy cảm và sống hòa hợp với con người trong nhiều thế kỷ, nhưng hiện nay các chuyên gia nói chúng đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ở một số nhánh sông.
Các loài cây trong khu rừng này thường mọc rất dày và có tán rất lớn. Những tán cây này ngăn chặn 99% ánh sáng mặt trời, dẫn đến một tầng rừng rất tối.
Diện tích Amazon tương đương châu Úc: Theo các số liệu khoa học, rừng Amazon có diện tích 5,5 triệu km2, bằng nửa tổng lãnh thổ của Mỹ (gồm cả Alaska và Hawaii) và gần bằng diện tích của Australia (7,7 triệu km2).
Cây Sandbox: Đây là loại cây trong rừng nhiệt đới Nam, Bắc Mỹ và rừng Amazon. Người dân chài dùng cây sandbox để đầu độc cá trên sông. Còn những người thợ săn ở Caribbe thì tẩm chất độc lên đầu mũi tên. Quả của cây sẽ nổ tung khi chín và có thể phát tán hạt trong khoảng cách tới 45 m.
Ếch thủy tinh: Ếch thủy tinh thuộc họ lưỡng cư Centrolenidae. Kích thước của chúng thường dài từ 3 đến 7,5 cm và chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Lớp da dưới bụng của loài ếch này khá trong nên có thể nhìn thấy tim, gan, đường tiêu hóa của chúng.
Thằn lằn Jesus: Đây là loài thằn lằn phổ biến ở Trung và Nam Mỹ, nhất là trong khu rừng Amazon rộng lớn. Chúng chạy rất nhanh, có thể đạt được tốc độ từ 15 đến 16 dặm một giờ. Ngoài ra, chúng còn có thể chạy trên mặt nước như bay khi gặp kẻ thù.
Ếch phi tiêu độc: Loài ếch này được mệnh danh là "sát thủ sắc màu" - tên gọi được bắt nguồn từ việc thổ dân da đỏ vùng Trung – Nam Mỹ lấy chất độc của chúng tẩm vào đầu cái mũi phi tiêu và phục vụ cho quá trình săn bắn. Ngoài ra, loài ếch này cũng phun chất độc từ lớp da sặc sỡ của chúng để xua đuổi kẻ thù.
Cá candiru: Dù kích thước của loài cá này khá nhỏ nhưng chúng luôn sống bằng cách ăn thịt những con cá lớn hơn ở Amazon. Chúng cũng rất hiếu chiến và sẵn sàng cắn người nếu vô tình động vào chúng.
Vùng trũng Bodele: Vùng trũng Bodele chính là mối liên hệ giữa khu rừng Amazon và sa mạc Sahara. Gió thổi qua Đại Tây Dương đem bụi đất từ vùng trũng Bodele, tới Amazon khiến khu rừng trở nên màu mỡ.
Lươn điện: Loài vật chuyên tấn công con mồi bằng dòng điện lớn do nó phát ra. Chúng dài tới 2,5 m và tạo ra luồng điện lên tới 600 volt, đủ để quật ngã một con ngựa. Một cú giật điện chưa đủ để giết chết người trưởng thành khỏe mạnh, nhưng nhiều cú giật liên tục sẽ khiến nạn nhân ngừng tim hoặc ngừng thở.
Thực vật bí ẩn: Một kilômét vuông đất rừng mưa Amazon có thể chứa khoảng 90.790 tấn thực vật còn sinh tồn. Vì thế, người ta thống kê được còn khoảng 99% loài thực vật trong khu rừng này chưa được các nhà khoa học nghiên cứu.
Bộ lạc tách biệt với văn minh thế giới: Người ta đã phát hiện bộ lạc này sống tại Thung lũng Javari gần biên giới với Peru. Bộ lạc mới được phát hiện có thể thuộc cộng đồng ngôn ngữ Pano, hiện đang sống tại khu vực này.
Sông ngầm Rio Hamza: Sông ngầm Rio Hamza nằm dưới sông Amazon, cách khoảng 2.5 4 m. Ở những điểm có chiều rộng trên 400 km, tốc độ dòng chảy của nó chỉ dưới 1 mm mỗi giờ xuyên qua đá. Đây là dòng sông rất quan trọng trong hệ sinh thái rừng Amazon.
Trăn Anaconda: Loài trăn này dài hơn 9 mét và nặng hơn 227kg và là loài trăn lớn nhất thế giới chuyên ẩn nấp trong các con sông ở Amazon để chờ con mồi. Nó có thể chế ngự con mồi lớn như báo đốm Mỹ, lợn rừng, cá sấu, hươu và thậm chí là con người, đặc biệt là trẻ em.
Cá mập bò: Cá mập bò thường sống ở khu vực nước ngọt và được tìm thấy ở những vùng nước sâu thuộc nhánh sông Amazon như Iquitos ở Peru, cách cửa biển 4.000 km. Đây là loài cá có thể cảm nhận được sự thay đổi độ mặn của nước xung quanh và có thể thích nghi tùy theo môi trường mới. Loại cá này có chiều dài khoảng 3,3 m, nặng 312 kg. Giống như các loài cá mập khác, chúng có vô số răng nhọn hình tam giác và bộ hàm rất khỏe với lực cắn lên tới 589 kg. Cá mập bò được đánh giá là một trong những loài cá mập nguy hiểm nhất thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bất ngờ loài động vật ăn thịt giao phối cho đến khi chết mới thôi! Tại sao nó lại làm như vậy?
Học ngay cách chống muỗi 'bất bại' của người châu Phi, dù muỗi đậu khắp người cũng không cắn
Làng cổ trên mây ở Việt Nam nằm ở tỉnh nào?
Có thể giết nhiều yêu quái trong 'nháy mắt' nhưng tại sao Tôn Ngộ Không lại mất 50 năm mới khuất phục được Khuê Mộc Lang?
Gỗ được sử dụng trong việc xây dựng Tử Cấm Thành đến từ đâu? Tại sao gỗ không mục nát sau hơn 600 năm?
Hé lộ điểm đến của Bồ Đề Tổ Sư sau khi đuổi Tôn Ngộ Không ra khỏi sư môn một cách phũ phàng