Hiệp định CPTPP

Làn sóng cải cách nông nghiệp phát triển mạnh nhờ CPTPP

Hiệp định toàn diện và tiến bộ quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương CPTPP là một động lực lớn cho cải cách nông nghiệp Việt Nam. Nếu không nâng cao được năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, sản xuất trong nước có thể “chết yểu” trước làn sóng hàng nhập.

CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam: Từ ngày 14/1/2019, đơn giản hóa thủ tục khai nguồn gốc xuất xứ sản phẩm / CPTPP: Khẩn trương triển khai biện pháp năng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Đầu tư trong và ngoài nước đã bắt đầu chảy về nông nghiệp nhiều hơn. Nông nghiệp là lĩnh vực sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ hàng nhập khẩu, khi CPTPP có hiệu lực.

Theo Báo cáo về Tác động của CPTPP đối với Việt Nam, thịt lợn và thịt gà là hai mặt hàng có thể gặp bất lợi so với các sản phẩm nhập khẩu.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết: tình hình sẽ không quá nghiêm trọng, vì Việt Nam có thể hoãn việc giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm này trong một thời gian dài. Thời gian trì hoãn là hơn 10 năm đối với cho một số loại sản phẩm gia cầm. Giai đoạn hoãn thuế sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư cải thiện các lĩnh vực này và cơ cấu lại nông nghiệp để thích ứng với cạnh tranh toàn cầu.

Rõ ràng, nông nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi CPTPP có hiệu lực. Tuy nhiên, tái cấu trúc và xây dựng chuỗi sản xuất quy mô lớn có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt.

Làn sóng cải cách nông nghiệp phát triển mạnh nhờ CPTPP - Ảnh 1.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo, trong ba năm qua, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đã tăng gấp ba lần. Chỉ riêng năm 2018, hơn 10 nghìn tỷ đồng (429,2 triệu USD) đã được đầu tư vào nông nghiệp.

Khi CPTPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút vốn từ các thị trường mới chưa bao giờ đầu tư vào Việt Nam. Trong bối cảnh đó, ngày càng nhiều nhà sản xuất xuất khẩu các sản phẩm: thịt, rau, và các nhà máy chế biến trái cây, các dự án nhân giống theo mô hình chuỗi giá trị, đã phát triển như nấm mọc sau mưa.

Công ty TNHH Koyu & Unitek là doanh nghiệp liên doanh giữa Úc và Nhật Bản tại Khu công nghiệp Long Bình, tỉnh Đồng Nai. Công ty này đã quyết định xây dựng một nhà máy chế biến gia cầm mới với công suất 550 tấn/tháng để đáp ứng nhu cầu gia cầm ở thị trường nước ngoài.

Làn sóng cải cách nông nghiệp phát triển mạnh nhờ CPTPP - Ảnh 2.

Tương tự, Tổng công ty chăn nuôi C.P Việt Nam đã đầu tư vào một dự án chế biến gia cầm. Dự án là một tổ hợp khép kín bao gồm: nhà máy thức ăn chăn nuôi, trang trại chăn nuôi, trang trại gà thịt, nhà máy giết mổ và nhà máy chế biến. Giá trị vốn của giai đoạn đầu tiên ước tính khoảng 250 triệu USD, trong khi công suất ước tính của nhà máy sẽ là 50 triệu con/năm.

Ngoài ra, có rất nhiều nhà máy chế biến rau quả trị giá hàng triệu USD hiện đang được xây dựng.

Nhận thức được sự cạnh tranh nổ ra khi CPTPP có hiệu lực, chiến lược hiện tại là tập trung vào các dự án triệu đô, cũng như sản xuất theo quy trình khép kín để tăng giá trị xuất khẩu. Phân tích cơ hội xuất khẩu rau củ quả Việt Nam. Chủ tịch HĐQT công ty Lavifood Phạm Ngô Quốc Thắng cho biết, sự đột phá là trong tầm tay nếu Việt Nam đầu tư vào sản xuất quy mô lớn hơn và chuyên nghiệp hơn.

Về các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là thịt lợn, áp lực được dự báo sẽ tăng đáng kể sau khi CPTPP có hiệu lực. Nhưng đây cũng là cơ hội lý tưởng để các doanh nghiệp cải cách hệ thống sản xuất dựa trên chuỗi giá trị, bao gồm chế biến và xuất khẩu thịt lợn.

1
Theo Trí thức trẻ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm