Muốn đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam phải phát triển thép cán nóng
Sữa Việt Nam sẽ xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc / Doanh nghiệp dệt may phải làm gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD năm 2019?
Toàn cảnh phiên hiến kế DN và CPTPP sáng 2/5 |
Trao đổi tại phiên hiến kế, Tổng Giám đốc Công ty TNHH BlueScope Việt Nam Võ Minh Nhựt cho biết, ngành thép hiện được chia là thượng - trung - hạ nguồn. "Đối với sản phẩm thép, mức thuế thấp, bằng không, tuy nhiên, nhìn về ngành thép, các sản phẩm hạ nguồn chúng ta có lợi thế. Chúng ta có cơ hội xuất khẩu thành công vào CPTPP vì không có thuế chống bán phá giá, rào cản kỹ thuật"- ông Nhựt nói.
Thách thức đối với các nước CPTPP không lớn, thép nhập khẩu Việt Nam nhiều hơn xuất khẩu. Đa số thép xuất khẩu hơn 50% đến từ Trung Quốc, Đài Loan... Sản phẩm hạ nguồn, chưa có chất lượng, kiểu dáng đột phá. Bên cạnh đó, sự quan tâm của một số DN chưa đúng mức. Các DN chưa đặt sự quan trọng về hệ thống, chính sách của mình để đạt tiêu chuẩn cao của CPTPP.
Phản hồi vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, ngành thép vướng vấn đề công nghiệp phụ trợ như ngành dệt may và da giày. Trước 2018, DN Việt Nam không sản xuất được thép nóng, mà phải nhập từ nước ngoài sau đó về gia công và bán. Do đó, DN bị đánh thuế phòng vệ thương mại nhiều. Tuy nhiên, gần đây, một số sản phẩm thép cán nóng đã sản xuất được trong nước, mở ra cơ hội mới cho ngành thép.
Thứ trưởng Bộ Công Thương lấy ví dụ câu chuyện từ Mỹ thay đổi quy tắc xuất xứ, cấm nhập khẩu thép, báo hiệu trào lưu mới, đưa ngành thép đứng trước bài toán khó.
"Chúng ta muốn xuất khẩu nhưng các nước bắt buộc chúng ta phải có thượng nguồn lớn. Ví dụ với ngành thép, để xuất khẩu được thép cán nóng, phải có điều kiện về môi trường, như thế phải tính đến các yếu tố khác như về địa phương, chính sách... Nếu không phát triển thép cán nóng thì ngành thép nước nhà không có cơ hội xuất khẩu, thị trường chỉ là 100 triệu dân" - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhận định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo